quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á
Châu Á > Đông Nam Á > Thái Lan

Thái Lan
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Bangkok
Chính phủ quân chủ lập hiến
Tiền tệ Thai baht (THB)
Diện tích Tổng cộng: 513.120 km2
Đất: 510.890 km2
Nước: 2,230 km2
Dân số 66.720.153 (ước tính 2011)
Ngôn ngữ Tiếng Thái (chính thức), các ngôn ngữ thiểu số
Tôn giáo Phật giáo (chủ yếu là Theravada), Hồi giáo ở phía nam
Hệ thống điện 220V/50Hz (Ổ cắm điện châu Âu hoặc/và Mỹ)
Mã số điện thoại +66
Internet TLD .th
Múi giờ UTC +7
Thành phố thủ đô - Bangkok

Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thập niên 1990, quốc gia này từng được công nhận là một ‟Hổ mới châu Á", nhưng kể từ sau khi hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 thì kinh tế nước này đã trở nên trì trệ với tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Đến đầu thập niên 2020, nước này đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình bởi gánh nặng của già hóa dân số, hệ thống giáo dục suy thoái và nền nông nghiệp trình độ thấp. Hiện nay, Thái Lan đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng: kinh tế trì trệ suốt từ năm 1997 tới nay, bất ổn chính trị liên tiếp, nạn tham nhũng, hoạch định pháp luật yếu kém với những chính sách chạy theo món lợi trước mắt nhưng gây hại về lâu dài (hợp pháp hóa cần sa, mang thai hộ vì thương mại…), sự lỏng lẻo trong quản lý an ninh, tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, buôn người…) ngày càng lan rộng, sự phân hóa giàu nghèo cao, sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền nam, và nạn già hóa dân số đang diễn ra nhanh bậc nhất thế giới.

Tổng quan

sửa

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số. Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.

Lịch sử

sửa

Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15).

Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.

Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô. Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ. Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1. Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2007 thì là năm thứ 2550 Phật lịch tại Thái Lan.

Địa lý

sửa

Với diện tích 513.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma. Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

sửa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm.

Chế độ chính trị

sửa

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc.

Kinh tế

sửa

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ.

Dân cư và văn hóa

sửa

Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Người Thái tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.

Ngoài người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và người Thái Đen (Táy Đăm-Thái:ชุดเสื้อแขนกุด) ở tỉnh Loei. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Hôn nhân: Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá. Tục lệ ma chay: Xưa kia,người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời". Văn hóa dân gian: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa,Ẩm ệt luông. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái. Nhà cửa: Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau.Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây.

Vùng

sửa

Thái Lan có thể được chia thành 5 vùng địa lý văn hoá như sau:

Các vùng của Thái Lan
Bắc Thái Lan
Chiang Mai, các dân tộc miền núi, và Tam giác vàng.
Isaan
Trung Thái Lan
Bangkok, vùng đất thấp
Đông Thái Lan
Các bãi biển và đảo gần Bangkok, như Pattaya, Ko SametKo Chang.
Nam Thái Lan
Vùng rừng và có hàng trăm km bờ biển và nhiều đảo ở trên cả Vịnh Thái Lan và biển Andaman như Phuket, Krabi, Ko Samui, Ko Tao và nhiều bãi biển nổi tiếng khác.

Thành phố

sửa
  • Ayuthhaya — thành phố lịch sử, là di sản thế giới được UNESCO và là cựu thủ đô của vương quốc Xiêm
  • Bangkok — Thủ đô của Thái
  • Chiang Mai — thủ phủ của vùng bắc Thái và là cái nôi của văn hóa Lanna
  • Chiang Rai — cửa vào Tam giác vàng
  • Kanchanaburi
  • Nakhon Ratchasima — thành phố lớn nhất vùng Isaan
  • Pattaya — điểm thu hút nhiều khách du lịch của Thái
  • Sukhothai — Thủ đô đầu tiên của Thái Lan
  • Surat Thani — quê hương của đế quốc Srivijaya, cửa ngõ vào quần đảo Samui
  • Phuket, thành phố du lịch biển.

Các điểm đến khác

sửa
  • Vườn quốc gia Khao Sok - một trong những khu bảo tồn động vật hoang dã đẹp nhất ở Thái Lan
  • Vườn quốc gia Khao Yai - có một đêm thời gian Jeep săn nai đốm hoặc truy cập vào thác nước ngoạn mục
  • Koh Chang - từng là một hòn đảo yên tĩnh, bây giờ trải qua phát triển du lịch lớn
  • Koh Lipe - hòn đảo nhỏ ở giữa Vườn quốc gia Tarutao, đáng ngạc nhiên không hư với các rạn san hô tuyệt vời và những bãi biển
  • Koh Pha Ngan - nơi có tiệc trăng tròn với dặm bờ biển yên tĩnh
  • Koh Samet - hòn đảo có bãi biển gần nhất so với ​​Bangkok
  • Koh Samui - đảo với bãi biển thoải mái, tự nhiên
  • Koh Tao - nổi tiếng, để lặn biển
  • Tỉnh Krabi - bãi biển và nước thánh địa thể thao ở phía nam, bao gồm Ao Nang, Rai Leh, Ko Phi Phi và Ko Lanta
  • Phuket - ban đầu là một thiên đường Thái Lan, nay đã rất phát triển nhưng vẫn còn có một số bãi biển đẹp

Đến

sửa

Hộ chiếu phổ thông của nhiều nước phương Tây và châu Á bao gồm hầu hết các nước ASEAN, Úc, Canada, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu, Hong Kong, Nhật BảnHoa Kỳ không cần visa nếu đến Thái với mục đích du lịch. Khách và đường hàng không sẽ được cấp visa 30 ngày (trừ công dân Hàn Quốc, Brazil, ChilePeru được cấp 90 ngày ), nhưng từ 15 tháng 12 năm 2008, nếu đến bằng được bộ chỉ được cấp 15 ngày (khách đến từ nhiều quốc gia, chủ yếu các nước lân cận đặc biệt gồm cả Nga, vẫn được cấp visa 30 ngày khi đến bằng đường bộ do có kí miễn trừ visa song phương). Hải quan Thái yêu cầu visa còn hạn tối thiểu 6 tháng và còn ít nhất 1 trong trống để đóng visa trên hộ chiếu. Visa cho khách đến có thể được cấp tại nhiều cửa khẩu cho những công dân của 28 quốc gia khác (Bhutan, Trung Quốc, Síp, Séc, Estonia, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Latvia, Liechtenstein, Litva, Maldives, Mauritius, Oman, Ba Lan, Nga, Saudi Arabia, Slovakia, Slovenia, Uzbekistan, Ukraine, Ethiopia, Đài Loan, Bulgaria, Andorra, Malta, Romania, San Marino). Vui lòng đọc thông báo mới nhất tại trang Bộ Ngoại giao Thái Lan . Về nguyên tắc/luật, bạn phải luôn mang theo passport bên người .

Bằng đường hàng không

sửa

Sân bay Su Vẳn Na Phùm là sân bay lớn nhất Thái Lan. Sân bay quốc tế Phuket là sân bay lớn thứ nhì.

Bằng tàu hỏa

sửa

Có duy nhất 1 tuyến tàu hỏa quốc tế đến Butterworth (gần Penang) và Kuala LumpurMalaysia, có thể từ đây đi tiếp đến Singapore. Giá vé rất rẻ thậm chí loại giường nằm hạng nhất, nhưng nó khá chậm; nếu so với đường hàng không mất 2 giờ bay đến Singapore trong khi bằng đường tàu hỏa lại mất đến 48 giờ và nạm phải đổi tàu 2 lần. Một lựa chọn khác là đón tàu hạng sang Eastern & Oriental Express , một loại tàu tân trang siêu sang chạy trên cùng tuyến nhưng chỉ có 1 chuyến trong tuần, có phục vụ ẩm thực cho người sành ăn, dịch vụ cá nhân và nhiều thứ khác... nhưng giá vé 1 chiều vào khoảng 1.000 USD từ Bangkok đến Butterworth, tàu này đắt gấp 30 lần so với giường nằm hạng nhất.

Nếu bạn không thể đến từ Lào hoặc Campuchia bằng tàu hỏa, vì nhà ga rất gần chỉ nằm cách biên giới ở Nong Khai (qua sông Mê Kông từ Viêng Chăn) và Aranyaprathet (đến Poipet, trên đường đi Siêm Riệp).

Không có tàu hỏa nối với Myanmar, nhưng một đoạn phía Thái không nổi tiếng là Burma Death Railway vẫn đang hoạt động gần Kanchanaburi.

Bằng đường bộ

sửa
Cửa khảo xuất cảnh Campuchia để đi Thái Quốc tại Poi Pet.
Phòng kiểm tra hộ chiếu nhập cửa khẩu Thái Quốc cho người nước ngoài (trên lầu) ở Chợ Rông Glưa. Dịch vụ ờ cửa khẩu này ưa rất chậm chạp hiệu suất rất thấp và thường xuyên người phải đợi 2-3 tiếng đồng hồ. Mặc dụ trong phòng này có 5 quầy để dịch vụ người có chổ chứa 2 người kiểm tra hộ chiếu, thường chỉ có một người ở trong một số quầy và một số quầy không có người nào cả. Nếu bạn cần đi cửa khảo này nên đem theo sách đọc và sạc đầy pin điện thoại trước.

Campuchia - Campucha có sáu cửa khẩu quốc tế với Thái. Đường cao tốc từ Siem Reap và các đề ở Angkor Wat qua PoiPet đến Aranyaprathet và từ Phnom Penh đến PoiPet. Nếu bạn bắt từ Thành phố Hồ Chí Minh, có thể mua vé xe du lịch từ các công ty bán vẽ tại đường Phạm Ngũ Lãu Quận 1, giá khoảng 140 000 ₫ tới 200 000 ₫ tới Phnom Penh (ភ្នំពេញ), thời gian đi khoảng 5-6 tiếng đồng hồ. Các xe du lịch này đi qua cửa khẩu Mộc Bài, xong đi tiếp trên quốc lộ 1 Campucha (ផ្លូវ​ជាតិ​េលខ ១) tới Phnom Penh. Nếu bạn ở Miền Tây được mua vé du lịch đi Phnom Penh tại Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc. Còn có thể đi xe buýt tới Tịnh Biên, xa 1 km từ biên giới. Qua biên giới tại Tịnh Biên cần đi xe ôm tới một thị trấn nhỏ xa biên giới 7 km, giá 5000-6000 ៛ (tiền Campucha). Từ đó di xe khách 16 chổ ngồi tới Phnom Penh (nhưng họ ưa ém 20+ người ngồi ở trong), giá 10 000 ៛. Lưu ý: biên giới này mở cửa từ 6 giờ sáng tới 10 giờ tối.

Sau đến Phnom Penh được mua vé đi Poi Phet (ប៉ោយប៉ែត) bằng quốc lộ Campucha 5 (ផ្លូវ​ជាតិ​េលខ ៥), giá khoảng 35 000 ៛ tới 40 000 ៛, đi 7-10 tiếng đồng hồ. Buýt có thể dưa bạn tới cửa khẩu Campucha nhưng ưa đưa tới trậm xe du lịch cách xa cửa kẩu và biên giới 1 km. Nếu đi xe ôm (thay đi bộ) giá nên không hơn 3000 ៛. Sau ra nhà xuất khẩu Campucha, đi bộ khoảng 100 m tới cầu biên giới Thái, đi qua bên tay trái cho vào nhà biên phòng nhập khẩu vì xe chảy bên tay trái trên đường trong Thái Quốc. Hộ chiếu nước ngoài (không phải hộ chiếu Thái) phải đi bộ lên lâu (tầng hai) khi kiểm trả hộ chiếu. Lý do cửa khẩu Campucha xa biên giới 100 m là cho người Thái được chơi cờ bạc trong các casino có thể quay về mà khỏi nhập và xuất khẩu qua biên giới Campucha. Lưu ý: biên giới này mở cửa từ 6 giờ sáng tới 10 giờ tối.

Giấy phép này chỉ cấp cho người Miên. Xuất nhập cảnh cho phép chỉ đến Chợ Rông Glưa, chỉ ở từ 7 giờ sáng đến 8 giời tối, không cho phép ở lại qua đêm.

Sau nhập vào Thái rồi, bạn đang ở Chợ RôngGlưa (ตลาดโรงเกลือ) cách xa thị trấn gần nhất AranPrathêt (อรัญประเทศ) 6 km. Từ Chợ RôngGlưa có thể đi Băng Cốc (กรุงเทพฯ) bằng xe du lịch lớn (40+ chổ ngồi) hay xe khách 16 chổ ngồi. Phải đi gần 1 cây số từ biên giới mới tới trạm xe du lịch và xe khách 16 chổ ngồi (ở bên trái nếu đi từ biên giới). Giá vé đi Băng Cốc xe du lịch lớn khoàng 203 tới 210 ฿, xe khách 16 chổ ngồi khoảng 230 tới 250 ฿. Đi càng sớm càng tốt tại giờ chiều không còn xe nữa. Cũng có thể mua vẽ đi các tỉnh khác Miền Đông Thái. Nếu đi Băng Cốc, xe du lịch lớn sẽ đưa khách tới Trậm Xe Du Lịch MỏChhít 2 (หมอชิท ๒) gần Chợ JatuJak (จตุจักร); bặt đầu từ năm 2017 xe khách 16 chỗ ngồi cũng tới MỏChhít 2 (หมอชิท ๒). Khi trở về Campucha mua vé tại trạm MỏChhít 2 đi Chợ RôngGlựa - Talaat RôngGlưa (ตลาดโรงเกลือ). Cẩn thần: đừng mua vé đi AranPrathêt (อรัญประเทศ), nó còn xa biên giới 6 km!

Từ MỏChhít 2 bạn có thể đi xe buýt cả thành phố Băng Cốc hay mua vé xe du lịch/xe khách đi các tỉnh khác.

Trên đường đi Băng Cốc hay trở lại Chợ RôngGlưa tại cây số 266 sẽ gặp ด่านตรวจกองกำลังบูรพา (điểm kiểm tra căn cứ lực lượng quân đội Burapha) để kiểm tra hồ chiếu/thể chứng minh nhân dân. Họ thử kiếm người làm việc lậu. Để chống lại gián tiếp tôi bắt họ phải hỏi tôi cho xem hộ chiếu, không bâo giờ tự giác đưa họ xem. Tôi có thể hiểu một chút việc kiểm tra này khi đi VÀO nước (đến Băng Cốc) nhưng khi RA nước là phí lý, cho họ đi cho rồi. Mấy người lính này có thời gian ở không dư thừa.

Lào - cửa khẩu bận rộn nhất tại cầu Hữu Nghị Lào Thái bắc qua sông Mê Kông nối Nong Khai và thủ đô Viêng Chăn. Cũng có thể qua sông Mê Kông tại Chiang Khong / Huay Xai, Nakhon Phanom / Tha Khaek, Mukdahan / Savannakhet, và nhiều nơi khác.

  • Viêng Chăn / Udon Thani - có xe buýt chạy từ trạm buýt Morning Market ở Viêng Chăn đến trạm buýt ở Udon Thani. Vé xe buýt là 80 baht hoặc 22.000 kip, hành trình mất 2 tiếng. Từ trạm xe buýt này đến sân bay Udon Thani mất 30 phút đi bằng tuk-tuk, sân bay có các hãng Thai Airways, Nok Air, và Air Asia.

MalaysiaSingapore, các cửa ra vào chính giữa Thái Lan và Malaysia làa Padang Besar (Padang Besar) và Sadao (Bukit Kayu Hitam) ở tỉnh Songkhla, Betong (Pengkalan Hulu) ở tỉnh Yala, và Sungai Kolok (Rantau Panjang) ở tỉnh Narathiwat. Có các chuyết buýt thường xuyên từ Singapore đến trạm buýt phía nam Hat Yai.

Myanmar:

Việt Nam:

Từ Việt Nam có thể đi đường bộ theo quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo hoặc quốc lộ 12 qua cửa khẩu Cha Lo qua Lào rồi qua Đông bắc Thái Lan.

Hoặc bạn có thể đi từ Sài Gòn qua Campuchia rồi tới Thái Lan qua cửa khẩu Poipet. Đọc bài viết sau để biết cách đi từ Campuchia qua Thái Lan: Kinh Nghiệm Du lich Thai Lan

Bằng đường thủy

sửa

di lai

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Ngôn ngữ chính thức của Thái Lan là tiếng Thái. Tiếng Thái có nhiều phương ngữ, như tại Bangkok được xem là tiếng Thái miền Trung và được dùng như tiếng chuẩn và được dạy ở tất cả các trường học như giọng Miền Bắc ở Việt Nam. Các trường dạy tiếng Thái có thể được tìm thấy ở tất cả các thành phố lớn của Thái như BangkokPhuket. Giọng Miền Nam là khó nghe nhất nếu bạn biết giọng Miền Trung.

Ngữ phạm tiếng Thái rất giống Tiếng Việt và tiếng Camphuca. Tinh từ đề ờ phía sau danh từ và mô hình cấu tạo câu gần tiếng Việt lắm. Tiếng Thái cũng có dấu như Tiếng Việt nhưng nó có một dấu Tiếng Việt không có và Tiếng Việt ngược lại có một dấu (dấu nặng) Tiếng Thái thiếu.

Tiếng Thái có 44 chữ cái chính.

Mua sắm

sửa

Cân nặng của đồng baht

Giá trị chiếc nhẫn vàng 1 baht có cân nặng 15,244 gram (khoảng 0,5 oz). Với giá vàng năm 2009, 1 baht bằng vàng có giá 16.000 baht tiền mặt!

Tiền tệ của Thái Lan là baht - baàt (THB, ฿), trong tiếng Thái là บาท hay บ. Có 6 loại tiền đồng và tiền giấy:

  • 25 và 50 satang (cent, màu đồng (kiểu mới) hay màu vàng (kiểu cũ)) - gần như không có giá trị và chỉ được chấp nhận ở trả vé xe buýt, siêu thị và 7-Eleven (tiệm tập hóa).
  • Tiền đồng: 1, 5 (đồng bạc), 2 (vàng, kiểu cũ màu bạc) và 10 baht (vàng ở trong/vòng bạc ở ngoài). Khác với Việt Nam và Campuchia, người Thái dùng tiền cát rất phổ biến.
  • Tiền giấy loại: 20 (lục), 50 (lam), 100 (đỏ), 500 (tím) và 1000 (nâu xám) baht.

Tiền giấy thường được sử dụng là loại 20 và 100. Ở Thái hoàn toàn không ai nhận tiền nước ngoài và phải đổi tiền trước đi mua sắm. Thường bạn cần đi ngân hàng lớn hay tiệm chuyên nghiệp đổi tiền. Họ sẽ đòi hỏi hộ chiếu hay thẻ CMND Thái (nếu có) và phải ký tên, v.v. Nếu đi qua Campuchia trước vào Thái, đổi tiền ở bên đó trước đi; có rất nhiều tiệm đổi tiền ở Campuchia và họ không đòi hỏi gì cả. Các tiệm đổi tiền gần biên giới Thái thường không đổi tiền Việt nhưng chịu nhiều loại tiền nước ngoài khác, nhưng được đổi tiền Việt ở Phnom Penh cho tiền Thái.

Chi phí

sửa

Nhiều nơi du lịch có chi phí rất tệ, nhiều nơi bắt người nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn giá tiền đúng, do nhiều người Thái nghĩ rằng người nước ngoài giàu hơn họ (nhưng thực tế hơn phân nửa số người trên thế giới thường giàu bằng hay thậm chí là nghèo hơn, như châu Phi, Campuchia, Việt Nam, Lào, v.v.).

Những chỗ như vậy thường viết giá đúng cho người Thái bằng tiếng Thái (một lý do nên học tiếng Thái nếu ở lâu hay qua đó nhiều lần). Nếu bạn biết một chút tiếng Thái và biết đúng giá bạn có thể tránh được điều này.

Xe buýt, xe du lịch, và xe khách thường tốt hơn. Khi đi tắc xi nên yêu cầu tài xế mở lên cái đồng hồ trong xe, gọi là mitư (từ tiếng Mỹ meter). Nếu họ không chịu, xuống liền và kiếm xe khác. Để phòng khi tài xế tắc xi nói không có tiền thối, bạn nên mang theo tiền nhỏ, hay kêu tài xế dừng trước một tiệm tạp hóa cho được xin đổi tiền giùm.

Giá một dĩa cơm khoảng 30 tới 40 baàt, đa số quán ăn đều có bảng lớn giới thiệu giá các thứ họ bán. Nhà hàng đẹp thường mắc hơn quán ăn thường nhiều, đến vài trăm baàt cho một dĩa không phải là lạ.

Thức ăn

sửa
Cà ri hải sản kiểu Thái

Chỉ riêng thức ăn là đủ lý do để có một chuyến đến Thái Lan. Cà ri, khoai tây chiên, các tươi được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau. Thức ăn ở thái có thể mua được với giá thấp nhất 25 baht pad Thai (mì khô của Thái) được bày bán trên đường hoặc những nơi sang trọng và đắt đỏ trong nhà hàng 5 sao và những nơi cho khách sang 100 đô cho 10 món.

Miền Trung

sửa

Người dân ở đây thích ăn các loại cơm gạo tẻ thơm. Cơm là món chính đối với tất cả các gia đình miền Trung Thái Lan. Trung bình có từ 3 đến 5 món ăn như Kang Phed (cà ri đỏ Thái), Tom Yam (canh chua), rau, nước mắm, cá trích, trứng rán theo kiểu Thái, thịt lợn nướng. Đồ ăn Thái –Trung Quốc phổ biến ở các thành phố như Bangkok, đặc biệt là các món mì. Miền Trung cũng có những món ăn theo kiểu Hoàng gia, được chế biến phức tạp hơn các món ăn thông thường. Do chịu ảnh hưởng của món ăn trong cung vua nên phong cách nghệ thuật nấu nướng rất cầu kỳ. Người Thái ở miền Trung thích ăn món nấu mềm và nhừ với một chút vị ngọt. Cách bày biện món ăn cũng mang tính nghệ thuật. Bàn ăn thường được trang trí với rau và hoa quả tỉa. Ẩm thực miền Trung đôi khi là sự kết hợp những món ăn ngon nhất của các vùng khác. Tại miền Trung, người ta có thể tìm thấy mọi món ăn, và tại miền Trung, các món ăn vùng miền khác đạt đến tiêu chuẩn của nó.

Miền Bắc

sửa

Tom yam - canh chua tôm, món ăn khá phổ biếnẨm thực miền Bắc hầu như mang đậm phong cách Myanma. Món ăn miền Bắc được nấu theo hương vị riêng, bữa ăn thông thường gồm có xôi, nhiều loại nước chấm khác nhau như namprik noom, namprik dang, namprik ong và các loại xúp cay (kang) như kang hangle, kang hoh, kang kae. Ngoài ra còn có xúc xích địa phương như sai ua, nham, thịt hầm, lợn nướng, lợn rán, gà rán và rau đi kèm. Món ăn miền Bắc khác biệt với các vùng khác. Xôi là món ăn được ưa thích; khi ăn, người ta thường nắm thành nắm tròn nhỏ. Món cà ri của miền Bắc ít cay hơn so với miền Trung và Đông Bắc Thái Lan.

Có thể thấy được ảnh hưởng của nước láng giềng Myanma lên một số món ăn phổ biến như: kaeng hang le, một món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy, cũng là một món cà ri nấu với mì trứng, thịt, nhưng khi chín cho thêm hành tây, bắp cải dầm giấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc thích món ăn nấu vừa chín tới với một chút vị mặn và hầu như không có vị ngọt và chua. Họ thích ăn thịt lợn nhất sau đó là thịt bò, thịt gà, thịt vịt, thịt chim v.v...

Miền Đông Bắc

sửa

Prik khi nu - ớt hiểm (ớt chuột) - gia vị cay xé lưỡi có thể tìm thấy trong rất nhiều món ăn Thái. Món Hor Mok.Nhiều món ăn của miền Đông Bắc thể hiện những ảnh hưởng của nước láng giềng Lào. Xôi là món ăn chính, thường ăn cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng... Món ăn của miền này thường ăn với món som tam [4] và món kai yang (gà nướng). Vì các loại thịt gia súc và gia cầm ít nên cá nước ngọt và tôm là nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu. Người vùng Đông Bắc thích ăn thịt rán như thịt cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đo, côn trùng... Thịt lợn, bò, gà cũng rất được ưa thích.

Miền Nam

sửa

Ở miền Nam, dừa đóng vai trò quan trọng trong nhiều món ăn. Nước cốt dừa đun nóng được rưới vào xúp và cà ri. Dầu dừa dùng để rán. Cùi dừa làm gia vị. Hải sản tươi sống phổ biến như: cá, tôm, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai. Hạt điều có rất nhiều ở vùng này, dùng để ăn như món khai vị hoặc rán với thịt gà và ớt khô, cũng như loại đậu cay sator được người miền Nam ưa thích bởi vị hơi đắng. Đồ ăn Thái-Trung Quốc cũng phổ biến ở các thành phố lớn.

Ẩm thực miền Nam là sự kết hợp ảnh hưởng của các nước như Ấn Độ hay Inđônêxia như món cà ri Massaman (kaeng matsaman), món cà ri mang phong cách Ấn Độ nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Inđônêxia. Món ăn miền Nam có xu hướng cay nóng hơn nhiều so với món ăn ở các vùng khác của Thái Lan. Các món ăn mang hương vị đặc biệt của miền Nam là các món canh (xúp cay hay cà ri) như kang liang, kang tai pla và xốt budu. Món khao yam[5], là một món ăn ngon của người miền Nam có vị mặn nên món khao yam được ăn cùng rau.

Các món khác

sửa
  • Jok (tiếng Thái: โจ๊ก) - Đây là món ăn sáng của người Thái gọi là ChốK
  • Khao Tom (tiếng Thái: ข้าวต้ม): Cơm gà - món ăn phổ biến dùng với soup và sườn non.
  • Pad tiếng Thái (ผัดไทย): Rau xào
  • Khao mun gai: Cơm gà, nguyên liệu chính đa dạng.
  • Khao Pad (tiếng Thái: ข้าวผัด): Món ăn phổ biến của người Thái gọi là "Kháo phak"
  • Rad na (tiếng Thái: ราดหน้า)
  • Khao pad naem (tiếng Thái: ข้าวผัดแหนม)
  • Pad see ew (tiếng Thái: ผัดซีอิ๊ว)
  • Pad kee mao (tiếng Thái: ผัดขี้เมา)
  • Khao khluk kapi (tiếng Thái: ข้าวคลุกกะปิ)
  • Khanom chin namya (tiếng Thái: ขนมจีนน้ำยา)
  • Khao soi (tiếng Thái: ข้าวซอย)
  • Khao pad gai (tiếng Thái: ข้าวผัดไก่)
  • Khao mun gai (tiếng Thái: ข้าวมันไก่)
  • Gai pad grapao (tiếng Thái: ไก่ผัดกะเพรา)
  • Gai pad med mamoung himaphan (tiếng Thái: ไก่ผัดเม็ดมะม่วงหิมพานต์)
  • Gai Pad Khing (tiếng Thái: ไก่ผัดขิง)
  • Tom kha gai (tiếng Thái: ต้มข่าไก่)
  • Saté (tiếng Thái: สะเต๊ะ)
  • Gaeng khiew-waan, tiếng Thái: แกงเขียวหวาน) -
  • Cà ri Massaman (tiếng Thái: แกงมัสมั่น)
  • Pad prik (tiếng Thái: ผัดพริก)
  • Pad kaphrao (tiếng Thái: ผัดกะเพรา)
  • Pad pak ruam (tiếng Thái: ผัดผักรวม)
  • Panaeng (tiếng Thái: พะแนง)
  • Tod man (tiếng Thái: ทอดมัน)
  • Boo Jah (tiếng Thái: ปูจ๋า)
  • Choo-Chee Plah Ga-Pong (tiếng Thái: ฉู่ฉี่ปลากระพง)
  • Lạp (Lao: ລາບ, tiếng Thái: ลาบ)
  • Nam Tok (tiếng Thái: น้ำตก)
  • Yam (tiếng Thái: ยำ)
  • Tom saep (tiếng Thái: ต้มแซบ)
  • Gai yang (tiếng Thái: ไก่ย่าง)
  • Suea Rong Hai (tiếng Thái: เสือร้องไห้)
  • Sticky rice (tiếng Thái: ข้าวเหนียว)
  • Nam prik num (tiếng Thái: น้ำพริกหนุ่ม)
  • Mo Geng,(tiếng Thái: ข้าวเหนียวมะม่วง)
  • Lod Chong Nam Ka Ti (tiếng Thái: ลอดช่องน้ำกะทิ)
  • Kanom Tan (tiếng Thái: ขนมตาล)
  • Ruam Mit (tiếng Thái: รวมมิตร)
  • Kanom Chun (tiếng Thái: ขนมชั้น) – một loại bánh làm bằng gạo nếp trộn với bột sữa dừa
  • Kanom Bua Loy (tiếng Thái: ขนมบัวลอย) - giữa bột và sữa dừa cho ra một loại bánh khá ngon theo kiều Thái

Đồ uống

sửa

Nước máy thường không thể uống ở Thái Lan ngoài Băng Cốc. Tuy nhiên nhiều nơi ở Bangkok, đặc biệt là các tòa nhà mới xây, nước máy hoàn toàn có thể uống được. Nhưng nếu bạn muốn an toàn thì tốt nhất là uống nước đóng chai. Nước đóng chai (น้ำเปล่า naam plao)có giá khoảng 5-20 baht tùy theo dung tích.

Nước ướp lạnh

sửa

Nước dừa (น้ำมะพร้าว naam ma-phrao), được ướp lạnh có bán trong các nhà hàng và máy bán hàng tự động.

Chỗ nghỉ

sửa

Thái Lan có các cơ sở lưu trú với các mức giá khác nhau. Luôn luôn kiểm tra phòng (hoặc tốt hơn vẫn còn một số phòng, đôi khi chủ sở hữu cung cấp mức giá không phải là phòng tốt nhất /phòng giá rẻ trước) trước khi đồng ý một mức giá. Trong các cơ sở nhỏ hơn cũng không yêu cầu giá thỏa thuận bằng văn bản để tránh các vấn đề trong quá trình kiểm tra.

Giá tốt nhất (30-50% giảm giá giá) nơi ăn nghỉ có thể được tìm thấy trong mùa thấp điểm của Thái Lan, đó là trong tháng 5-8, cũng trùng với mùa mưa của khu vực. Mùa cao điểm là trong tháng mười 12-tháng 2.

Giá niêm yết ở mức trung bình cho đất nước, và thay đổi tùy theo vùng và mùa. Thị xã nhỏ hơn sẽ không có khách sạn đắt tiền hoặc khu nghỉ dưỡng, trong khi trên bãi biển đảo phổ biến có thể phòng với mức giá khoảng 300-400 baht ngay cả trong mùa thấp điểm.

Nhà trọ khá phổ biến ở khu vực nông thôn. Thông thường, điều này có nghĩa là bạn sẽ được ở ở trong nhà của chủ nhà. Thông thường, các bữa ăn được bao gồm trong giá phòng. Ở chung nhà với người dân (homestay) là lựa chọn rẻ nhất, chi phí 100-200 baht cho mỗi phòng mỗi đêm (100 hoặc ít hơn cho một giường ký túc xá). Điều này giúp bạn một căn phòng với một quạt điện, một nhà vệ sinh ngồi xổm (thường được dùng chung), vòi hoa sen (chia sẻ hay riêng), và không gì khác. Nhà nghỉ tốt hơn, đặc biệt là ở các thị trấn với số lượng đáng kể khách nước ngoài, có nhiều tiện nghi (nhà vệ sinh phong cách châu Âu, 24 giờ tắm nước nóng, phòng lớn hơn hoặc thậm chí ban công, Wi-Fi miễn phí, đôi khi truyền hình, dịch vụ phòng hàng ngày, tủ lạnh) - với giá cả trong khoảng 200-500 baht.

Học

sửa
Thiền ở Thái Lan
  • Nấu ăn
  • Lặn
  • Đá quý học
  • Massage
  • Thiền
  • Muay Thai (Thai Kick Boxing)

Tiếng Thái

sửa
  • AUA (American University Alumni) Language Center Bangkok .
  • Lớp tiếng Thái tại Chulalongkorn University Intensive .
  • Jentana & Associates Thai Language School
  • Piammitr (Plenty of Friends) Language School located near Asok Khóa học 60 giờ và kéo dài 1 tháng.
  • Thai Language Achievement School in Silom
  • Unity Thai Language School
  • Walen School

và học qua mạng:

  • Thai Language Reference documents, interactive lessons, dictionary, and forums for learning Thai

An toàn

sửa
Cảm báo du lịch CẢNH BÁO: Thái Lan xem tội phạm ma túy là cực kỳ nghiêm trọng. Hình phạt tử hình hoặc chung thân cho những người bị kết tội buôn bán, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu hơn 15 g heroin, 30 g morphine, 30 g cocaine, 500 gam cần sa, 200 gam nhựa cần sa và 1,2 kg thuốc phiện, và sở hữu những số lượng này là đủ để bạn có thể bị kết án.

Tiêu thụ trái phép có thể dẫn đến lên đến 10 năm tù giam, hoặc phạt tiền nặng hoặc cả hai. Bạn có thể bị tính phí cho tiêu thụ trái phép miễn là dấu vết của ma túy được tìm thấy trong hệ thống của bạn, ngay cả khi bạn có thể chứng minh rằng chúng đã được tiêu thụ ở nước ngoài và bạn có thể bị tính phí cho buôn bán các loại thuốc được tìm thấy trong túi có mà bạn sở hữu hoặc trong phòng của bạn, ngay cả khi các loại thuốc đó không phải của bạn và bất kể rằng bạn có nhận thức được điều đó hay không - do đó cần thận trọng đối với tài sản của bạn.

Bất ổn chính trị

sửa

Tình trạng bất ổn chính trị căng thẳng âm ỉ kéo dài giữa các nhóm ủng hộ và chống chính phủ nhóm đến đầu năm 2008, với Liên minh Nhân dân chống chính phủ vì Dân chủ (PAD) lần đầu tiên phong tỏa một số sân bay ở miền Nam trong một vài ngày trong mùa hè và trong tháng 11 đã chiếm cả hai sân bay Bangkok trong một tuần, gây ra sự gián đoạn to lớn cho ngành du lịch và nền kinh tế Thái Lan. Tuy nhiên, trong khi một số người biểu tình đã bị giết hoặc bị thương trong ẩu đả, và lớn các cuộc biểu tình hòa bình và không có khách du lịch đã bị hại.

Sau sự từ chức của Thủ tướng trong tháng 12 năm 2008, mọi thứ đã trở lại bình thường trong thời gian này, nhưng tình hình vẫn không ổn định. Giữ một mắt trên các tin tức và cố gắng giữ cho kế hoạch của bạn linh hoạt. Tránh các cuộc biểu tình và tụ tập chính trị khác.

Trong bất cứ mọi trường hợp bạn không nên nói bất cứ điều gì tiêu cực về gia đình hoàng gia Thái Lan. Điều này thường sẽ dẫn bạn đến nhà tù.

Tham nhũng

sửa

Trong khi không phải là tệ như ở Myanmar, Lào hoặc Campuchia lân cận, tham nhũng là không may vẫn còn khá phổ biến ở Thái Lan so với các nước phương Tây hoặc Malaysia. Cảnh sát giao thông ở Thái Lan thường yêu cầu hối lộ khoảng 200 baht hoặc hơn từ khách du lịch đang dừng lại cho hành vi vi phạm giao thông dường như nhỏ. Cán bộ nhập cảnh tại các cửa khẩu đường bộ thường yêu cầu hối lộ khoảng 20 baht một người trước khi họ đóng dấu hộ chiếu của bạn, mặc dù những người ở sân bay thường không yêu cầu hối lộ.

Lừa đảo

sửa

Lừa đảo là một mối phiền toái hơn là một mối nguy hiểm, lừa đảo phổ biến bởi chào hàng, tài xế taxi và lái xe tuk-tuk ở Thái Lan là ở các di tích quan trọng và chùa và lừa du khách phương Tây, nói với họ rằng các khu vực bị đóng cửa trong một "kỳ nghỉ Phật giáo", "sửa chữa "hoặc một lý do tương tự. Của lái xe sau đó "giúp" bạn đưa đến các địa điểm khác, chẳng hạn như chợ hoặc cửa hàng. Du khách đã chấp nhận các đề nghị này thường sẽ kết thúc tại các địa điểm bán hàng và mua với giá cao bất thường - và không có cách nào để có được trở lại trung tâm thành phố nơi họ xuất phát Luôn luôn kiểm tra tại cửa phía trước của địa điểm bạn đang đến để chắc chắn rằng nó thực sự đóng cửa.

Một số lái xe Tuk-tuk có thể yêu cầu giá cao hơn nhiều so với thoả thuận, hoặc họ có thể đưa bạn đến một chương trình vui chơi tình dục, giả vờ họ không hiểu được địa chỉ (họ nhận được hoa hồng từ các chương trình quan hệ tình dục).

Y tế

sửa

Tôn trọng

sửa

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Do đó bạn không nên có lời nói hoặc cử chỉ xúc phạm nhà vua, Phật giáo. Những người xúc phạm nhà vua có thể bị buộc tội khi quân theo Luật hình sự Thái Lan và bị bỏ tù.

Liên hệ

sửa

Cơ quan đại diện ngoại giao tại Thái Lan

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!