Thác Victoria hoặc Mosi-oa-Tunya tọa lạc ở sông Zambezi, trên biên giới giữa Zambia và Zimbabwe ở phía nam Châu Phi.

Giới thiệu

sửa

Các thác này có cảnh tượng phi thường do có vực thẳm là vết nứt mà thác đổ vào. David Livingstone, một nhà thám hiểm người Scotland đã thăm thác này năm 1855 và đặt lại tên thác nước theo thên Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh dù tên của nó là Mosi-oa-Tunya ("smoke that thunders"). các thác nước này là một phần của 2 vườn quốc gia, Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya ở Zambia và vườn quốc gia thác nước Victoria ở Zimbabwe, và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Nam Phi. Thác này cũng là di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Tuy không phải là thác cao nhất cũng không phải thác lớn nhất thế giới, nó vẫn được cho là lớn nhất. Tuyên bố này dựa trên chiều rộng 1.708 mét (5.604 ft)và chiều cao 108 mét (360 ft), hình thành nên tấm nước rơi xuống lớn nhất thế giới. Tốc độ dòng chảy tối đa của thác so sánh được với tốc độ của nhiều thác nước lớn khác.

Ở một khoảng cách rất lớn trên thác, sông Zambezi đổ nước xuống một phiến đá basalt phẳng lớn, trong một máng được bao quanh bởi các ngọn đồi sa thạch xa. Dòng chảy của sông bị ngắt quãng bởi nhiều hòn đảo có cây mọc trên, số lượng đảo gia tăng ở gần thác. Không có núi, dốc đứng, hay máng sâu để có thể tạo ra một thác nước, chỉ là vùng cao nguyên phẳng trải dài hàng trăm kilômét ở mọi hướng.

Thác được hình thành khi toàn bộ chiều rộng của con sông tụt hẫng xuống trong một khoảng không dọc duy nhất vào một kẽ nứt ngang rộng 1780 mét (5604 ft), được tạo thành bởi nước của nó dọc một vùng nứt gãy trong cao nguyên basalt. Độ sâu của vết nứt gãy, được gọi là Họng thứ nhất, thay đổi từ 80 mét (262 ft) ở phía cực tây tới 108 mét (360 ft) ở trung tâm. Cửa thoát nước duy nhất của Họng thứ nhất là một lỗ hổng rộng 110 mét (360 ft) chiếm khoảng hai phần ba đường cắt ngang chiều rộng của thác từ phía cực tây, xuyên qua đó toàn bộ lượng nước của con sông đổ vào các họng của Thác Victoria.

Có hai hòn đảo trên đỉnh thác đủ lớn để phân chia bức mành nước kể cả ở lúc có lũ: Đảo Boaruka (hay Đảo Cataract) gần bờ phía tây, và Đảo Livingstone ở gần giữa. Khi có lũ lớn nhất, những hòn đảo nhỏ khác cũng có thể phân chia bức mành nước thành các dòng song song. Các dòng chính được đặt tên, theo hướng từ Zimbabwe (phía tây) tới Zambia (phía đông): Dòng Quỷ (được một số người gọi là Nước nhấp nhô), Thác chính, Thác cầu vồng (cao nhất) và Dòng phía đông.

Đến bằng cách nào

sửa

Không giống như những vườn có tổ chức giải trí, Thác Victoria có nhiều du khách người Zimbabwe và Zambia hơn du khách nước ngoài bởi người bản địa có thể tới đây bằng xe bus và tàu hoả vì thế chi phí không lớn lắm.

Hai quốc gia cho phép du khách thực hiện những chuyến thăm từ phía bên này sang bên kia mà không cần xin visa từ trước, nhưng visa cấp tại biên giới khá đắt, đặc biệt khi vào Zimbabwe. Năm 2008 Zambia đã tăng giá cấp visa của mình, và một công dân Hoa Kỳ hay Anh Quốc sẽ phải trả US$135 hay US$140 cho một visa ra vào nhiều lần cho thời hạn 3 năm. Công dân các quốc gia khác sẽ trả giá khác nhau cho visa 3 tháng, thường khoảng £50, nhưng có thể cần mua một visa mỗi lần vượt qua biên giới.

Số lượng du khách tới từ phía Zimbabwe của thác từ trong lịch sử đã luôn cao hơn số du khách tới từ phía Zambia, vì các cơ sở hạ tầng du lịch ở đây phát triển hơn. Nhưng, số lượng du khách thăm Zimbabwe bắt đầu sụt giảm từ đầu những năm 2000 khi những căng thẳng chính trị giữa những người ủng hộ và phản đối tổng thống Robert Mugabe gia tăng. Năm 2006, tỷ lệ sử dụng phòng khách sạn phía Zimbabwea chỉ còn khoảng 30%, trong khi phía Zambia là gần như 100%, với mức giá lên tới US$630 mỗi tối. Sự phát triển nhanh chóng đã khiến Liên hiệp quốc phải xem xét thu hồi vị thế Địa điểm di sản thế giới của Thác. Ngoài ra, các vấn đề về rác thải và thiếu quản lý hiệu quả môi trường thác cũng đáng lo ngại.