Thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam > Hội An

Phố cổ Hội An

Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ở cửa Đại. Đây là một thành phố cổ, di sản văn hoá thế giới.

Tổng quan

sửa

Hội An là một đô thị nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Đến

sửa
Cảnh báo du lịch
Cảnh báo du lịch

CHÚ Ý: Hầu hết các tuyến xe, tàu lửa, máy bay đều không dừng ở Hội An mà chỉ đến Đà Nẵng. Do đó gần như Đà Nẵng là điểm trung chuyển bắt buộc trước khi đến Hội An

  • Từ Đà Nẵng: Hội An cách Đà Nẵng vào khoảng 25 km. Từ Đà Nẵng có xe buýt đến Hội An khởi hành 30 phút/chuyến với giá vé khoảng 10.000 VNĐ. Ngoài ra cũng có thể bắt taxi hay thuê xe máy từ Đà Nẵng đến Hội An

Lễ hội

sửa
  • Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latin
  • Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm
  • Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm.

Đến Hội An nếu muốn mua sắm có thể ghé Winmart, chợ Hội An...

Nếu mua quà Hội An thì có thể chọn mua các món như bánh đậu xanh Hội An, bánh dừa nướng...


Nhà hàng

sửa
  • Nhà hàng Phố Trăng, 101 Cửa Đại,  0510.3923922.
  • Nhà hàng Phố Hội, 12 Bà Triệu,  0510.3864463.
  • Nhà hàng Orivy, 578/1 Cửa Đại,  0909647070.
  • Nhà hàng Nam Long, 103 Cửa Đại. điện thoại: 0510.3923723
  • Nhà hàng Bo Bo, 18 Lê Lợi,  0510.3861939.
  • Nhà hàng Zero Seamile, Đường Lạc Long Quân,  0510.3911911.
  • Nhà hàng Vĩnh Hưng, 147 Trần Phú,  0510.3862203.
  • Nhà hàng Du thuyền, 107 -109 Nguyễn Thái Học.,  0510.3910489.
  • Nhà hàng Sakura, 119-121 Nguyễn Thái Học.,  0510.3910809.
  • Nhà hàng Tam Tam, 112 Nguyễn Thái Học.,  0510.3862212.
  • Nhà hàng Xưa và Nay, 51 Lê Lợi.,  0510.3910599.
  • Nhà hàng Trung Bắc, 87 Trần Phú.,  0510.3864622.
  • Nhà hàng Vạn Lộc, 27 Trần Phú.,  0510.3861212.


Nước uống

sửa

Tham quan

sửa

Phố cổ Hội An

sửa
Cầu Nhật Bản

Là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Giá tham quan:

  • Khách nội địa: 45.000 đồng/người/lượt.
  • Khách nước ngoài: 90.000 đồng/người/lượt.

Miễn lệ phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên. Vé có thời hạn trong 03 ngày, được thăm quan 4 điểm, tuỳ chọn.

Điểm đến

sửa
Nhà cổ Quân Thắng
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Chùa Cầu
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Các hội quán ở Hội An
Tên gọi người Hoa Tên gọi người Việt Địa điểm Chủ nhân Khởi dựng
Phúc Kiến Chùa Kim An 46 Trần Phú Phúc Kiến 1792
Trung Hoa hay Dương Thương Chùa Ngũ Bang 64 Trần Phú Ngũ Bang 1741
Triều Châu Chùa Ông Bổn 92 Nguyễn Duy Hiệu Triều Châu 1845
Quỳnh Phủ Chùa Hải Nam 10 Trần Phú Hải Nam 1875
Quảng Đông Chùa Quảng Triệu 176 Trần Phú Quảng Đông 1885

Bảo tàng

sửa
  • Bảo tàng lịch sử văn hóa, Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh(từ thế kỷ thứ 2 công nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ.
  • Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
  • Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm... từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

Ngủ

sửa

Lưu ý

sửa
  • Bạn nên ăn mặc đứng đắn và tỏ ra nghiêm túc khi tham quan các di tích. Những người làm việc ở đây có thể không nói gì với bạn nhưng họ rất lấy làm khó chịu khi bạn đi đứng, nói cười tùy tiện trong di tích của họ
  • Lúc nào và bất cứ ở đâu bạn cũng phải tỏ ra sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự để không làm mất đi vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới như Hội An.
  • Bạn không nên tặng quà, dù nhỏ (như bút viết, bánh kẹo hoặc tiền lẻ) cho trẻ em vì như thế bạn đã vô tình tạo những thói quen xấu cho các em.
  • Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm vì có thể bạn phải trả công cho họ mà vẫn không biết qua những thứ bạn mua sắm
  • Nếu bạn là người mở hàng cho một cửa hiệu nào đó, bạn nên mua một thứ gì đó, dù nhỏ. Làm như thế, bạn đã tạo được niềm tin cho người bán hàng rằng chị (anh) ấy sẽ mua may bán đắt trong ngày.

Điểm tiếp theo

sửa
  • Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô của Vương quốc Chăm Pa với nhiều tháp Chàm, di sản thế giới UNESCO.
  • Đà Nẵng - Thành phố lớn nhất Miền Trung.
  • Cù lao Chàm, đảo gần Hội An.
  • Lăng Cô - Lăng Cô, một vịnh nhỏ với bãi cát đẹp dưới chân đèo Hải Vân.
  • Huế - cố đô, di sản thế giới.
Bài hướng dẫn cẩm nang du lịch thành phố này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có một dàn bài mẫu, nhưng có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!