tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam

Vị trí
Địa lý
Diện tích tổng: 1668,0 km²
Dân số 2.175.000 người (ước tính năm 2023)
Mật độ 1.304 người/km²
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tôn giáo Phật giáo, Công Giáo .
Dân tộc người Kinh.
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Hệ thống điện 220V/50Hz
Múi giờ UTC +7
Mã số điện thoại +84 (320)
Web http://www.haiduong.gov.vn/

Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Hải Dương có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố trực thuộc (Thành phố Hải Dương), 01 thị xã (Thị xã Chí Linh) và 10 huyện (Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang). Hải Dương tiếp giáp 6 tỉnh, thành phố. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.

Tổng quan

sửa

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây.

Lịch sử

sửa

Thời Hùng Vương, Hải Dương thuộc bộ Dương Tuyền; thời Bắc thuộc, thuộc Hồng châu; thời Trần đổi thành Hồng lộ, đến năm Quang Thái thứ 10 (1397), đổi là Hải Đông lộ; thời thuộc Minh (1407-1428) là phủ Nam Sách. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), cả nước chia thành 5 đạo, Hải Dương thuộc Đông Đạo; năm Quang Thuận thứ 7 (1466), đổi thành thừa tuyên Nam Sách; năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đặt là thừa tuyên Hải Dương, sau là trấn Hải Dương. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt là tỉnh Hải Dương. Tháng 1/1968, sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Tháng 2 năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập, trên cơ sở tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh như cũ.

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, được coi là cái nôi của nền văn hoá Việt, là "Trấn thứ nhất trong tứ trấn" ở phía Đông của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống lịch sử. Từ xa xưa đã được coi là vùng đất "Nhân phong vật thịnh", văn minh Sông Hồng, văn hoá Thăng Long trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ .

Cảnh quan

sửa

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Hệ động và thực vật

sửa

Khí hậu

sửa

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm.

  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm.
  • Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ.
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.

Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông.

Đến như thế nào

sửa

Các tuyến xe buýt

sửa

Hiện tại, có tất cả 16 tuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Hải Dương đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành lân cận.

  • Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Dương:

202 Hải Dương - Hà Nội

206 Hải Dương - Hưng Yên

216 Hải Dương - Sặt - Hưng Yên

02 Tp. Hải Dương - Thanh Hà

19 TP. Hải Dương - Nam Sách

207 Hải Dương - Uông Bí

215 Hải Dương - Lương Tài

217 Hải Dương - Bắc Ninh.

208 Hải Dương - Bắc Giang

209 Hải Dương - Thái Bình

01 TP Hải Dương - Thanh Hà

18 TP Hải Dương - Phú Thái - Mạo Khê

08 TP Hải Dương - Kim Thành

07 TP Hải Dương - Bóng - Cầu Dầm

05 TP Hải Dương - Bình Giang - Hà Chợ

  • Các tuyến xuất phát từ Điểm đỗ Bắc đường Thanh Niên (Siêu thị Marko cũ):

06 TP Hải Dương - Bến Trại

09 TP Hải Dương - TT. Tứ Kỳ - Quí Cao - Ninh Giang

27 TP Hải Dương - Gia Lộc - Ninh Giang.

Máy bay

sửa
  • Thành phố Hải Dương cách sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội 80 km. Từ sân bay Nội Bài có thể di chuyển đến Hải Dương bằng tàu hỏa, xe ô tô, xe mô tô cá nhân.
  • Thành phố Hải Dương cách sân bay Cát Bi - Hải Phòng 45 km. Từ sân bay Cát Bi có thể di chuyển đến Hải Dương bằng tàu hỏa, xe ô tô, xe mô tô cá nhân.

Xe ô tô/ xe mô tô cá nhân

sửa

Phương tiện công cộng Tuyến xe bus Hà Nội - Hải Dương: điểm xuất phát từ Bến xe Gia Lâm Hà Nội đi theo quốc lộ 5 qua huyện Văn Lâm Hưng Yên, qua huyện Mỹ Hào Hưng Yên, qua Thị trấn Bần Mỹ Hào Hưng Yên đi thêm 11 km, vào địa phận Tỉnh Hải Dương là huyện Cẩm Giàng, qua Cẩm Giàng vào địa phận Thành phố Hải Dương, rẽ phải vào đại lộ Nguyễn Lương Bằng, đi thẳng đến ngã tư Máy Sứ, rẽ phải vào đại lộ Lê Thanh Nghị, đi thẳng rẽ trái tại vòng xuyến Cầu Cất vào phố Thống Nhất, đi thẳng rẽ trái tại vòng xuyến Tam Giang vào đại lộ Trần Hưng Đạo, đi thẳng rẻ phải qua quảng trường Quảng trường Độc Lập vào phố Hồng Quang, đi thẳng đến Bến xe Hải Dương. Giá vé 24.0000VND/ người

Phương tiện ô tô đi tương tự xe bus

Phương tiện xe mô tô cá nhân đi tương tự xe bus

Tàu hỏa

sửa

Các tuyến tàu hỏa xuất phát từ Ga Hà Nội - Ga Hải Dương - Ga Hải Phòng

Chi phí/Giấy phép

sửa

Đi lại

sửa

Tham quan

sửa
  • Thành phố Hải Dương

Vị trí: trung tâm tỉnh Hải Dương Đặc điểm: quảng trường, đường phố đô thị, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, siêu thị, chợ...di tích Thành cổ Hải Dương - Thành Đông một trong 4 Thăng long tứ trấn.

  • Văn miếu Mao Điền

Vị trí: xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; hiện tại nằm ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng. Đặc điểm: Chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của xứ Đông.

  • Khu di tích danh thắng Côn Sơn

Vị trí: Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70 km. Đặc điểm: Khu di tích này gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử; là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần.

  • Đền Kiếp Bạc

Vị trí: Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80 km, và cách Côn Sơn 5 km. Đặc điểm: Vào thế kỷ 13 đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo.

  • Đảo Cò Chi Lăng Nam

Vị trí: Nằm giữa lòng hồ An Dương, thuộc địa bàn xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đặc điểm: Đảo Cò Chi Lăng Nam đã trở thành điểm du lịch sinh thái "độc nhất vô nhị" của miền Bắc.

  • Chùa Kính Chủ

Vị trí: Xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đặc điểm: Chùa được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ.

  • Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh

Vị trí: Thị xã Chí Linh, huyện Chí Linh, Hải Dương, 48 km từ Hà Nội, trên đường tới vịnh Hạ Long. Đặc điểm:Nằm ngay vị trí trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc, sân golf Chí Linh được đánh giá là một sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á. Câu lạc bộ golf Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư... cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Mua sắm

sửa
  • Hải Dương nổi tiếng với đặc sản bánh đậu xanh thành phố Hải Dương, bánh gai thị Trấn Ninh Giang và vải thiều Thanh Hà,hành tỏi Kinh Môn...
  • Các món ăn đặc sản: bún cá rô, bánh cuốn, rươi, mắm rươi, bún Vịt...

Uống

sửa

Vui Chơi

sửa

Bạn có thể đến những địa điểm vui chơi ở Hải Dương sau để thoải mái xả stress sau những giây phút căng thẳng:

Ngủ

sửa

Chỗ ở

sửa

An toàn

sửa

Điểm tiếp theo

sửa
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!