thành quốc ở Roma, Ý, thuộc quản lý của Toà Thánh
Châu Âu > Thành Vatican

Thành Vatican
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Thành Vatican
Chính phủ Theocracy/elective monarchy
Tiền tệ euro (EUR)
Diện tích 0.44 sq km
Dân số 821 (ước tính tháng 7/2007)
Ngôn ngữ Tiếng Latin (chính thức), tiếng Ý (chính thức)
Tôn giáo Công giáo Rôma (100% và chính thức)
Hệ thống điện 230V/50Hz (ổ cắm châu Âu hoặc Ý)
Mã số điện thoại +39
Internet TLD .va
Múi giờ UTC +1

Thành Vatican (phát âm: Va-ti-căng hoặc Va-ti-căn), tên chính thức Thành Quốc Vatican; Latinh: Status Civitatis Vaticanae; tiếng Ý: Stato della Città del Vaticano), là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường bao kín, nằm trong lòng thành phố Rôma, Ý. Với diện tích xấp xỉ 44 hécta (108,7 mẫu Anh), đây là quốc gia độc lập nhỏ nhất thế giới.

Tổng quan

sửa

Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là hậu thân của Quốc gia Giáo hoàng, vốn rộng lớn hơn, tồn tại từ năm 756 tới 1870 sau Công Nguyên. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) điều hành nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ. Các quan chức cấp cao nhất của nhà nước đều là giáo chức của Giáo hội Công giáo Rôma.

Đây cũng là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes) và là nơi có của Điện Tông Tòa – nơi ở của Giáo hoàng – và Giáo triều Rôma. Vì thế, dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô - được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ - nằm ở Rôma, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma.

Lịch sử

sửa

Ngay trước sự chuyển đến của Kitô giáo, nó được cho rằng đây là phần đất hoang, không có người sinh sống của Rome. Vùng đất ấy được thần thánh bảo vệ chu đáo, hoặc ít nhất là nơi không thích hợp để sinh sống. Khu vực này cũng đã là nơi trước kia thờ phượng nữ thần Phrygian Cybele và người chồng là Attis suốt thời gian của Đế quốc La Mã Cổ đại. Agrippina Cả (14 trước Công nguyên - 18/10 năm 33 sau Công nguyên) đã rút nước ở ngọn đồi và những khu vực lân cận để xây khu vườn của bà từ trước thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Hoàng đế Caligula (31/8/12 - 24/1/41 sau Công nguyên, triều đại: 37 - 41 sau Công nguyên) bắt đầu xây dựng một trường đấu vào năm 40 sau Công nguyên và được hoàn thành bởi Nero, trường đấu Gaii et Neronis. Tháp kỉ niệm Vatican được sáng tạo một cách độc đáo bởi Caligula từ Heliopolis để trang hoàng trường đấu và cũng là vật còn sót lại đến ngay nay. Khu vực này trở thành nơi tử đạo của nhiều Kitô hữu bởi ngọn lửa lớn ở Rome vào năm 64 sau Công nguyên. Truyền thuyết cổ xưa kể rằng nơi này Thánh Phêrô bị đóng đinh treo ngược vào thập giá. Đối diện đấu trường là một nghĩa trang tách ra bởi Via Cormelia. Những công trình chôn cất, lăng tẩm và mồ mả nhỏ cũng như bàn thờ thần ngoại của những tôn giáo khác được xây dựng kiên cố trước khi công trình quảng trường Constrantinian Thánh Peter được xây dựng một nửa vào thế kỉ 4 sau Công nguyên. Những tàn tích của nghĩa trang ngày một tăng dần lên qua các triều đại Giáo hoàng khác nhau suốt thời kì Phục Hưng, cho đến khi chúng được khai quật có hệ thống theo lệnh của Giáo hoàng Piô XII từ năm 1939 đến năm 1941.

Vào năm 326, ngôi thánh đường đầu tiên, quảng trường Constantinian, được xây dựng trên mộ của thánh Peter. Từ khi xuất hiện thánh đường, bắt đầu có dân cư nhưng thưa thớt quanh quảng trường. Nơi ở của Giáo hoàng nằm gân quảng trường, được xây dựng ngay từ thế kỉ V trong suốt triều đại Giáo hoàng Symmachus (? - 19/6/514, triều đại: 498 - 514). Các Giáo hoàng trong một vai trò không thuộc tôn giáo đã đến cầm quyền các khu vực lân cận, lập ra Nhà nước của Giáo Hoàng, có quyền lực trên phần lớn bán đảo Ý hơn một nghìn năm đến giữa thế kỉ 19, khi lãnh thổ của Nhà nước của Giáo hoàng bị tịch thu bởi sự thành lập của Vương quốc Ý. Trong thời gian ấy, Vatican, nhưng đúng hơn là điện Lateran, những thế kỉ gần đây là lâu đài chính phủ Ý, không phải là nơi ở thường xuyên của Giáo hoàng, mà là tại Avignon, Pháp.

Vào năm 1970, tài sản của Giáo hoàng bị bỏ lại trong một trường hợp không rõ ràng khi Rome tự sáp nhập bởi Piedmontese sau sự kháng cự yếu ớt của lính Giáo hoàng. Giữa năm 1861 và 1929, uy tín của Giáo hoàng được đề cập trong quyển "Những câu hỏi về Giáo hội Công giáo La Mã". Giáo hoàng không bị làm phiền tại nơi ở của các Ngài, và được công nhận bởi sự bảo lãnh của pháp luật. Nhưng các Ngài không được vua Ý công nhận khi ra luật ở Rome, và họ từ chối cho phép vùng đất Vatican cho đến khi sự bất hòa của đôi bên được giải quyết vào năm 1929. Các nước khác tiếp tục duy trì sự công nhận quốc tế rằng Tòa Thánh là một thực thể tối cao. Ý không có ý định can thiệp vào Tòa Thánh trong thành Vatican. Tuy nhiên, họ đã tịch thu tài sản của Giáo hội ở nhiều nơi, đặc biệt bao gồm lâu đài chính phủ Ý, nơi ở chính thức trước kia của Giáo hoàng. Giáo hoàng Pius IX (13/3/1792 - 7/2/1878, triều đại: 1846 - 1878), quốc trưởng cuối cùng của Nhà nước của các Giáo hoàng, đã nói rằng sau khi Rome sáp nhập, Ngài là "Người tù của Vatican". Mốc quan trọng là vào ngày 11/2/1929 giữa Tòa Thánh và vương quốc Ý. Hiệp ước được kí kết giữa Benito Mussolini và Pietro Cardinal Gasparri thay mặt cho vua Victor Emanuel III, và Giáo hoàng Pius XI (31/5/1857 - 10/2/1939, triều đại: 1922 - 1939) thay mặt cho Tòa Thánh. Hiệp ước Lateran và giáo ước (hiệp ước giữa Giáo hoàng và chính phủ một nước) đã thành lập Thành Quốc Vatican (nước Vatican), cùng với việc công nhận Công giáo có vai trò quan trọng tại Ý. Năm 1984, một giáo ước mới giữa Tòa Thánh và Ý sửa đổi một số điều khoản của giáo ước trước đây, bao gồm vị thế của Công giáo như quốc giáo của Ý.

Địa lý

sửa

Thành Quốc Vatican, một trong những nước châu Âu nhỏ, nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía tây bắc của Rome, vài trăm mét phía tây sông Tiber. Vatican có đường biên giới (tổng cộng dài 3.2 km hay 2 dặm, tất cả đều nằm trong nước Ý) là một bức tường thành được xây dựng nhằm bảo vệ Giáo hoàng khỏi các thế lực tấn công từ bên ngoài. Tình hình biên giới phức tạp hơn tại quảng trường thánh Peter đối diện thánh đường thánh Peter, nơi đường biên giới chính xác phải nằm cắt ngang quảng trường, vì thế có một đường biên giới ảo được Ý quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài quảng trường được quy định bởi cột Basilica, giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI. Thành Quốc Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới với diện tích khoảng 0.44 km2 (108.7 mẫu Anh (acres)).

Khí hậu Vatican giống như khí hậu Rome ; nhiệt độ, thời tiết Địa Trung Hải êm dịu, những cơn mưa tuyết bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 và mùa hạ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Một nét đặc trưng của khí hậu Vatican là thường có sương mù đọng lại nhiều.

Vùng

sửa
Map of the Vatican District

Thành phố

sửa

Các điểm đến khác

sửa

- Dinh Tông Tòa.

- Dinh Quốc Vụ Khanh.

- Nhà trọ Thánh Martha.(Nơi đây là nơi ở trọ của các vị Hồng Y tham dự Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng)

- Bảo tàng Vatican.

Đến

sửa

Bằng đường hàng không

sửa

Vaticano không có sân bay riêng mà sử dụng sân bay của Roma. Dễ dàng đến Vatican bằng taxi, xe buýt hoặc đi bộ từ Rome-khu phố gần nhất ở phía bên kia của sông Tiber là Navona. Có tuyến Metro A đến Cipro cho Viện Bảo Tàng, và Ottaviano cho Thánh Phêrô. Một chuyến đi vui vẻ là đi xe điện đến quảng trường Piazza del Risorgimento. Từ Termini và trung tâm Rome, # 64 xe buýt đi thẳng vào cuối phía nam của Vatican, nhưng nó được làm đầy với những kẻ móc túi để bảo vệ vật có giá trị của bạn!

Đi lại

sửa

Tham quan

sửa
  • Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Ý: Basilica di San Pietro in Vaticano) là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Tên đầy đủ của công trình này là Vương cung thánh đường Tông Tòa Thánh Phêrô, nhưng đôi khi được gọi tắt là Đền thờ Thánh Phêrô hoặc Nhà thờ Thánh Phêrô). Mặc dù không phải là nhà thờ "mẹ" của Giáo hội Công giáo Rôma, cũng không phải là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Rôma nhưng vương cung thánh đường Thánh Phêrô được coi là một trong các nơi linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh mặt tiền của nó và quảng trường là tượng trưng cho Giáo hội Công giáo Rôma và Thành Vatican. Nhà thờ hiện nay được xây dựng từ ngày 18 tháng 4 năm 1506 và hoàn thành ngày 18 tháng 11 năm 1626. Trước đó, vào thế kỷ thứ 4 cũng đã có một nhà thờ được xây dựng trên khu đất hiện tại. Truyền thống Giáo hội Công giáo Rôma tin rằng, khu vực dưới bàn thờ của vương cung thánh đường này là phần mộ của Thánh Phêrô - vị giám mục của Rôma và cũng là giáo hoàng đầu tiên. Nhà thờ Thánh Phêrô là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật, đáng kể nhất là các tác phẩm của Michelangelo. Toàn cảnh Thánh đường và Quảng trường Thánh Phêrô. Nhà thờ này được khởi công xây dựng ngày 18 tháng 4 năm 1506 trên nền một nhà thờ khác. Chính Giáo hoàng Giuliô II đã ra lệnh phá bỏ nhà thờ cũ này để xây nhà thờ mới với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất. Do đó, Ngài đã chọn họa sỹ nổi tiếng Michelangelo làm người đứng đầu việc xây dựng công trình này. Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho Donato Bramante do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm cùng với 4 cây cột. Sau khi Giáo hoàng Giuliô II và Bramante lần lượt mất năm 1513 và 1514, công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được chỉ huy bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Trong đó có Raffaello, người đã thiết kế và xây dựng nhà thờ với hình dáng giống một cây thập tự. Một thời gian sau, lần lượt các kiến trúc sư Sangallo và Michelangelo tiếp tục việc xây dựng. Đối với Michelangelo, đây là lần thứ 2 ông chỉ huy công trình này. Ông đã thiết kế mái vòm nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m). Tuy nhiên, Michelangelo không thể hoàn thành mái vòm này (ông mất năm 1564) mà phải nhờ đến kiến trúc sư Giacomo della Porta. Năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, nhà thờ được khánh thành với 187 m chiều dài và 45 m chiều cao vói sức chứa trên 60.000 người.

Ngôn ngữ

sửa

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Latin, cùng với tiếng Ý.

Mua sắm

sửa

Chi phí

sửa

Thức ăn

sửa

Đồ uống

sửa

Chỗ nghỉ

sửa

Học

sửa

An toàn

sửa

Y tế

sửa

Tôn trọng

sửa

Liên hệ

sửa
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!