quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm ở khu vực phía bắc đảo Anh thuộc khu vực Tây Âu

Lâu đài Stirling

Scotland (phát âm như "Xcốtlen" hay "Xcótlân"; Hán-Việt: Tô Cách Lan) là một quốc gia tại Tây Âu, thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng với Anh, xứ Wales và Bắc Ireland.

Nước này chiếm một phần ba phía bắc của đảo Anh, phía Nam giáp xứ Anh, phía Đông giáp Bắc Hải, phía Tây Bắc Đại Tây Dương, phía Tây Nam Biển Ireland và Kênh Bắc Anh. Ngoài vùng đất chính trên đảo Anh, Scotland còn thêm 790 hòn đảo.

Thủ đô Edinburgh là thành phố lớn thứ nhì của Scotland và là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất châu Âu. Thành phố lớn nhất của Scotland là Glasgow với khoảng 40% tổng số dân.

Hải phận của Scotland gồm Bắc Hải và Bắc Đại Tây Dương, với nhiều mỏ dầu nhất Liên minh châu Âu.

Vương quốc Scotland vốn là một nước độc lập cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1707 khi đạo luật thống nhất ra đời tạo nên một liên hiệp chính trị với Vương quốc Anh để hình thành Vương quốc Anh. Hệ thống pháp lý của Scotland vẫn khác biệt với hệ thống pháp lý của Anh, xứ Wales và Bắc Ireland, vì vậy Scotland đang tiếp tục xây dựng một nền pháp lý riêng biệt theo luật quốc tế cả tư (private international law) lẩn công cộng (public international law). Sự độc lập liên tục về luật-pháp, hệ thống giáo dục và Giáo hội Scotland là ba nền tảng góp phần gìn giữ văn hoá và nét đặc trưng dân tộc Scotland kể từ khi gia nhập Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain). Tuy nhiên, Scotland không còn là một quốc gia có chủ quyền và không được quyền gia nhập trực tiếp vào Liên Hiệp Quốc hoặc Liên minh châu Âu.

Tổng quan

sửa

Lịch sử

sửa

Scotland cổ đại

sửa

Trước thời đại đồ đá giữa, Scotland liên tục bị băng tuyết bao phủ và phá hủy các dấu vết cư ngụ của người sơ khai. Khu định cư đầu tiên của dân Scot là vào khoảng năm 8500 TCN, được phát hiện ở Cramond, gần Edinburgh.

Một di chỉ thuộc niên đại thời Đá mới là trang trại còn nguyên vẹn được khai quật ở Knap of Howar thuộc Orkney. Ngôi nhà cổ có từ khoảng năm 3500 TCN, được xem là ngôi nhà cổ nhất tại Scotland mà đến nay vẫn còn vững chãi. Một di chỉ khác gồm một ngôi làng thuộc niên đại thời Đá mới tìm thấy gần làng Skara Brae, trên đảo chính của Orkney. Ngoài ra di tích của cư dân thời cổ đại gồm có các khu mộ và linh địa rải rác khắp các đảo Bắc và Tây như Callanish ở Lewis, Maeshowe và Ring of Brodgar ở Orkney. Tại miền nam Orkney, người ta phát hiện nhà crannog, một kiểu nhà ở phổ biến xây dựng trên đảo từ rất xưa.

Sau thế kỷ 8 trước công nguyên, văn hoá và ngôn ngữ Brythonic Celtic đã đến Scotland. Thời đồ sắt mang đến vô số các pháo đài trên đồi, các nhà đá tháp tròn, nhà cất trên đảo kiểu Scotland và những khu định cư được phòng thủ, được người La Mã ghi lại sau này.

Lịch sử Scotland được ghi chép kể từ khi Đế quốc La Mã xâm lấn. Người La Mã chiếm cứ những nơi mà ngày nay là nước Anh và xứ Wales. Nhiều vùng ở miền nam Scotland cũng bị La Mã kiểm soát nhiều lần ngắn ngủi. Nhà sử học, Tacitus, gọi bắc Scotland Caledonia. Tên gọi này lấy ra từ tên gọi những bộ lạc Pictish trong vùng Caledonii.

Scotland trung đại [sửa]Bài chi tiết: Scotland cao trung đại Lễ đăng quang ngôi vua của Alexander III trên đồi Moot, Scone. Theo truyền thống, các vua Scotland đăng quang tại đây.Pictland bị cai trị bởi tiểu vương Pictish xứ Fortriu. Dân Gaels xứ Dál Riata đến sinh sống ở Argyll. Theo truyền thuyết, lá cờ có hình chéo Scottish Saltire được vua Óengus II xứ Fortriu chọn vào năm 832 sau chiến thắng chống vương quốc Northumbrians ở Athelstaneford. Vào năm 843 Cináed mac Ailpín (vua Kenneth Macalpine) từ Dál Riata, thống nhất vương quốc Scotland khi ông trở thành vua dân Picts và Scots.

Vào thế kỷ 10 và 11, vương quốc Scotland có mối quan hệ gần như tốt đẹp với các lãnh chúa Wessex xứ Anh. Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự chia rẽ nội bộ vương triều rất lớn, mặc dầu vậy, Scotland cũng thực hiện được những chính sách bành trướng thành công tương đối. Vua Edmund của Anh đã trao Vương quốc Strathclyde cho vua Malcolm I của Scotland sau khi Edmund xâm lược và giành được vào năm 945. Vào khoảng năm 960 và vào thời vua Indulf, người Scots chiếm được thành Eden, nay gọi là Edinburgh. Thời Malcolm II các lãnh thổ này bị sát nhập gần như hoàn toàn. Một năm then chốt là vào năm 1018, khi Malcolm II đánh bại vương quốc Northumbria trong trận đánh Carham.

Người Norman thu phục Anh quốc vào năm 1066 khởi sự cho một loạt các sự kiện làm cho vương quốc Scotland bắt đầu từ từ xa lìa nguồn văn hoá Gaelic của họ. Malcolm III của Scotland cưới Margaret, em gái của Edgar Ætheling, một trong số những người tranh ngôi vua nước Anh bị lật đổ. Margaret đóng vai trò chính yếu trong việc hạn chế ảnh hưởng thiên chúa giáo Celtic. Scotland chịu ảnh hưởng một phần "sự thu phục của Norman" khi con trai út của Margaret là David I của Scotland lên ngôi vua. David I đã trở thành một chúa tể Anglo-Norman quan trọng. Ông là người đem chế độ phong kiến vào Scotland. Ông khuyến khích dòng người di cư ồ ạt từ các nước có địa hình thấp đến các khu định cư vừa mới thành lập để tăng cường liên hệ thương mại với lục địa châu  và vùng Scandinavia. Vào cuối thế kỷ 13, rất nhiều gia đình dân Norman và Anglo-Norman được ban cấp đất của Scotland. Buổi họp đầu tiên của quốc hội Scotland được triệu tập trong thời kỳ này.

Edward I, vua nước Anh, được mời phân xử việc tranh giành ngôi vua bỏ trống của Scotland sau cái chết của Margaret, Maid of Norway vào năm 1290. Bà là người thứa kế trực tiếp và sau cùng của Alexander III của Scotland. Edward I lợi dụng tình trạng chia rẽ chính trị tại Scotland để trục lợi về mình. Người Scots nổi dậy chống lại người Anh dưới sự lãnh đạo của William Wallace và Andrew de Moray. Thời kỳ này được biết như là chiến tranh giành độc lập đầu tiên của Scotland. Vào ngày 23 tháng 5 năm 1306, Robert the Bruce được phong vương, gọi là vua Robert I. Ông giành thắng lợi quyết định trước nước Anh tại trận Bannockburn năm 1314. Tuy nhiên, chiến tranh lại tiếp diễn sau khi Robert I mất. Thời kỳ này là chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Scotland từ năm 1332 đến 1357. Tình hình ở Scotland bắt đầu ổn định vào thờiĐế chế Stewart.

Năm 1542 James V của Scotland mất để lại duy nhất một con nhỏ là Mary I thừa kế ngôi vàng. Mary chỉ được 6 ngày tuổi khi vua cha mất và lên ngôi lúc 9 tháng tuổi. Scotland được cai trị bởi quan nhiếp chính trong lúc Mary lớn lên. Thời kỳ này được biết như là thời The Rough Wooing, John Knox và Phục hưng Scotland. Chiến tranh triền miên với Anh, bất ổn chính trị và những thay đổi về tôn giáo ngự trị suốt cuối thế kỷ 16. Vào ngày 24 tháng 7 năm 1567, Mary bị ép nhường ngôi cho con trai mới 1 tuổi là James VI.

Scotland cận đại

sửa

Trận đánh Culloden đánh dấu sự thất bại của cuộc nổi dậy Jacobite.Năm 1603, James VI của Scotland kế vị Elizabeth I của Anh để trở thành vua James I của Anh. Trừ một khoảng thời gian ngắn dưới chế độ bảo hộ, Scotland là một nước độc lập. Có tranh chấp đáng kể giữa hoàng gia và các tín hữu Trưởng Lão về việc xác lập thể chế giáo hội. Sau cuộc cách mạng Glorious khi William và Mary (theo Kháng Cách) lật đổ James VII (ủng hộ Công giáo La Mã), Scotland dọa sẽ tôn một quân vương là người Kháng Cách đến từ nước Anh.[4] Tuy nhiên, đến năm 1707, sau khi Anh đe dọa chấm dứt buôn bán và cấm thông hành qua biên giới, Quốc hội Scotland và Quốc hội Anh ra hai đạo luật giống nhau gọi là Đạo luật Liên hiệp để hợp nhất hai vương quốc thành Vương quốc Anh mới.

Những người đòi quyền thừa kế ngôi vua bị lật đổ Jacobite Stuart vẫn còn ảnh hưởng ở các vùng cao nguyên và đông bắc, đặc biệt là giữa những người theo Giáo hội Trưởng Lão. Hai cuộc nổi loạn Jacobite chính xuất phát từ vùng cao nguyên Scotland vào năm 1715 và 1745. Cuộc nổi loạn sau được lãnh đạo bởi Bonnie hoàng tử Charlie. Nó lên đến cao điểm bằng sự bại trận của những người Jacobites tại trận Culloden 16 tháng 4 năm 1746.

Suốt thời kỳ khai sáng của Scotland và cách mạng công nghệ, Scotland trở thành một trong những trung tâm công nghệ, trí tuệ và mậu dịch của châu Âu. Sau Thế chiến thứ hai, Scotland trải qua thời kỳ tụt hậu về công nghệ.

Địa lý

sửa

Chính trị

sửa

Là một trong các quốc gia đồng sáng lập Vương quốc Liên hiệp Anh, quốc trưởng của Scotland là Vua nước Anh, hiện thời là Nữ hoàng Elizabeth II (kể từ năm 1952). Theo hiến pháp thì vương quốc liên hiệp Anh là một quốc gia nhất thể có chủ quyền, chính quyền và quốc hội. Theo một thể thức phân quyền (hay tự trị) được áp dụng sau các cuộc trưng cầu dân ý về phân quyền ở Scotland và xứ Wales vào 1997, hầu hết các quốc gia đồng sáng lập trong Vương quốc Liên hiệp được trao quyền tự trị giới hạn, trừ nước Anh. Quốc hội liên hiệp Anh ở Westminster giữ quyền khả dĩ tu chính, sửa đổi, nới rộng, hay giải tán các hệ thống chính quyền tự trị khi thấy cần thiết. Vì lẽ đó quốc hội Scotland là quốc hội không có chủ quyền. Tuy nhiên quốc hội liên hiệp Anh sẽ không đơn phương giải tán một quốc hội hay chính quyền tự trị mà không hỏi ý dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý ở quốc gia thành viên của liên hiệp.

Địa lý

sửa

Scotland bao gồm một phần ba phía bắc đảo Anh, ngoài khơi về phía tây bắc Châu Âu. Tổng diện tích khoảng 78.772 kilômét vuông (30.414 mi²). Đường biên giới duy nhất trên đất liền của Scotland là với nước Anh, dài 96 kilômét (60 dặm) chạy từ sông Tweed trên bờ Đông đến vịnh Solway bên bờ Tây. Đảo Ireland nằm khoảng 30 km (20 dặm) ngoài khơi về phía nam của cực phía Tây Scotland, Thụy Điển nằm khảng 400 km (250 dặm) về phía đông bắc, Faroes và Iceland ở phía Bắc của Scotland. Scotland nằm giữa Đại Tây Dương và Biển Bắc.

Lãnh thổ của Scotland được xác định bởi Hiệp ước York (kí năm 1237 giữa Scotland và Anh) và Hiệp ước Perth (kí năm 1266 giữa Scotland và Thụy Điển). Những phần lãnh thổ khác được định đoạt như sau:

Đảo Man, là lãnh thổ trực thuộc Vương miện Anh, nằm ngoài nước Anh Orkney và Shetland và Berwick-on-Tweed, được qui định chịu sự quản lý của luật pháp Anh theo Luật Wales và Berwic năm 1746 Rockall được sát nhập vào Vương quốc Anh năm 1972 và trờ thành một phần của Đảo Harris thuộc Scotland, vùng này vẫn đang chịu tranh chấp giữa Ireland, Iceland và Đan Mạch. Vì cả Vương quốc Anh (1997) và Ireland (1996) đã phê chuẩn United Nations Convention on the Law of the Sea, hiệp ước này không coi Rockall là đất thuộc quyền quản lý của một quốc gia nào dù cả Anh và Ireland đều cho rằng nó thuộc lãnh thổ của mình.

Khí hậu

sửa

Scotland có khí hậu ôn hoà và mang tính đại dương, có chiều hướng thay đổi nhanh, ấm áp nhờ dòng biển nóng từ Đại Tây Dương. Khí hậu ấm áp hơn nhiều so với những vùng có cùng vĩ độ tương tựa, thí dụ như Oslo, Na Uy. Tuy nhiên, nhiệt độ thường thì thấp hơn những nơi khác của Vương quốc liên hiệp Anh. Nhiệt độ lạnh nhất chưa từng thấy là -27.2°C (-16.96°F) được ghi nhận ở Braemar thuộc vùng núi Grampian, ngày 11 tháng 2 năn 1895 và ngày 10 tháng giêng năm 1982. Nhiệt độ mùa đông trung bình cao nhất là 6 °C (42.8 °F) ở vùng đất thấp, và nhiệt độ mùa hè trung bình cao nhất là 18 °C (64.4 °F). Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 32.9 °C (91.22 °F) ở Greycrook, vào ngày 9 tháng 8 năm 2003.

Nói chung thì miền tây Scotland ấm hơn miền đông nhờ ảnh hưởng trực tiếp của các dòng biển nóng Đại tây dương và nhiệt độ bề mặt lạnh hơn của biển Bắc. Tiree, vùng Inner Hebrides, là nơi có nắng nhiều nhất đất nước: 300 ngày nắng vào năm 1975. Mưa rơi không đều đặn khắp nởi trên Scotland. Cao nguyên phía tây Scotland là nơi ẩm ướt nhất, lượng mưa hàng năm vượt 3.000 mm (120 in). So với nhiều vùng thấp của Scotland hàng năm chỉ được ít hơn 800 mm (31 inches). Tuyết rơi nhiều không phổ biến ở vùng đất thấp, mà càng phổ biến ở cao độ. Braemar trung bình có đến 59 ngày tuyết rơi hàng năm.

Văn hóa

sửa

Qua nhiều thế kỷ, một sự phối hợp đa dạng các nền truyền thống đã tạo nên văn hóa Scotland. Một vài môn thể thao truyền thống Scotland chỉ có độc nhất tại các Đảo Anh và cùng tồn tại với những môn phổ biến hơn như bóng đá và Rugby.

Cảnh quang âm nhạc Scotland là một khía cạnh nổi bật trong văn hóa Scotland, bị ảnh hưởng bởi cả truyền thống và hiện đại. Một thí dụ về nhạc cụ truyền thống Scotland là Great Highland Bagpipe, một loại kèn có một hay nhiều ống nhạc nối liền với một túi hơi. Clàrsach, fiddle và accordion (phong cầm) cũng là nhạc cụ truyền thống của Scotland, hai loại kể sau thì thường được chơi trong các ban nhạc múa dân ca Scotland. Người di cư Scotland mang âm nhạc Scotland truyền thống cùng với họ đã làm ảnh hưởng thể loại nhạc ban đầu của địa phương họ đến sinh sống thí dụ như nhạc đồng quê tại Bắc Mỹ. Ngày nay có rất nhiều ban nhạc Scotland thành công và nhiều nghệ sĩ biểu diễn đa dạng thể loại.

Văn chương Scotland bao gồm sách viết bằng tiếng Anh, Gaelic, Scotland, Pháp, Latin. Thi sĩ kiêm nhạc sĩ Robert Burns làm thơ và soạn nhạc bằng tiếng Scotland mặt dù ông cũng viết nhiều bằng tiếng Anh. Walter Scott và Arthur Conan Doyle là hai nhà văn thành công và nổi tiếng thế giới trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. J. M. Barrie giới thiệu phong trào được biết đến là "truyền thống kailyard" ở cuối thế kỷ 19 kết hợp hai thành phần fantasy (trừu tượng) và folklore (dân gian) trở lại với văn cách. Vài tiểu thuyết gia hiện đại như Irvine Welsh viết bằng một thứ tiếng Anh riêng biệt của Scotland để phản ánh hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống đương thời.

Vùng

sửa
Regions of Scotland
Các biên giới
Hai phần ba phía đông của các khu vực phía bắc của biên giới với nước Anh, đã chiến đấu trên hàng trăm năm. Các ngọn đồi xinh đẹp và các lĩnh vực được tô điểm với các thị trấn xinh đẹp, tu viện bị hủy hoại và chiến trường.
Tây Nam
Quê hương nhà thơ dân tộc Robert Burns và bờ biển Solway ("Riviera của Scotland"), cũng như hòn đảo nhỏ xinh đẹp của Arran.
Vành đai Trung bộ
Khu vực đô thị hóa nhất của Scotland xung quanh và giữa các thành phố GlasgowEdinburgh. Hầu hết dân số của Scotland sống trong các thành phố, thị xã, khu đô thị ở đây.
Cao nguyên
Ngoạn mục, miền núi phía tây bắc, bao gồm Glen lớn của Scotland và Loch Ness và ở đầu xa nhất của nước Anh, John O'Groats. Bạn cũng có thể tham quan thành phố tăng trưởng Inverness.
Đông Bắc Scotland
Tập trung ở các thành phố Aberdeen và nhỏ hơn một chút Dundee, khu vực xinh đẹp này trải dài từ vùng núi Grampian ở trung tâm của Scotland đến bờ biển phía đông ấn tượng. Đó là một khu vực danh lam thắng cảnh của đất nông nghiệp, cảng cá kỳ lạ, núi non hiểm trở, đồi núi, và lâu đài ấn tượng. Đây cũng là trung tâm của hai ngành công nghiệp quan trọng Scotland, Biển Bắc và dầu whisky..
Hebrides
Những hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Scotland, chia thành các nhóm của Inner Hebrides và Outer Hebrides. Hòn đảo nổi tiếng như Skye, Mull, Islay, và Colonsay trong Inner Hebrides và Lewis, Bắc Uist, Nam Uist và Benbecula trong quần đảo Outer Hebrides là một số các đảo ngoạn mục ở đây. Họ chia sẻ một ngôn ngữ (Tiếng Gaelic Scotland) và nhiều nền văn hóa của họ với Cao Nguyên.
Các đảo Orkney
Một nhóm các hòn đảo ngay phía bắc của Scotland. Lớn nhất của quần đảo Orkney được gọi là "đại lục" và đảo được gọi là Orcadians. Nơi sinh sống của con người hơn 8000 năm, chúng là những nơi của một số các địa điểm đồ đá mới bảo tồn tốt nhất ở châu Âu, là di sản thế giới UNESCO.
Các đảo Shetland
Một nhóm các hòn đảo phía bắc của quần đảo Orkney, các khu vực dân cư xa nhất của Vương quốc Anh. Giống như quần đảo Orkney, họ đã chiến đấu trên của Scotland và Scandinavia và cả các khía cạnh của di sản của họ rất quan trọng hôm nay.

Thành phố

sửa
  • Edinburg (Gaelic: Dun Èideann) - thủ đô của Scotland, nơi có lễ hội nghệ thuật lớn nhất thế giới mỗi ngày và các thành phố châu Âu lần đầu của văn học. Nó thường được gọi là "Thành phố Lễ hội". Hầu hết các trung tâm thành phố, với kiến ​​trúc ấn tượng và tương phản của Phố Cổ và Phố Mới, là một di sản thế giới UNESCO
  • Glasgow (Gaelic: Glaschu) - thành phố lớn nhất và sôi động nhất của Scotland, với một số mua sắm tốt nhất ở Anh bên ngoài London và một số cuộc sống về đêm thú vị nhất của nó. Trong một thời gian trong quá khứ, nó là trung tâm của ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới.
  • Aberdeen (tiếng Gaelic: Obar Dheathain) - thành phố lớn thứ ba của Scotland. Được biết đến với các tòa nhà đá granite ấn tượng của nó, nó được gọi là "Granite City", thủ đô dầu của châu Âu, và là nơi có một bến cảng lớn và hai trường đại học nổi tiếng.
  • Dundee (tiếng Gaelic: Dun de) - thành phố sôi động với dân số sinh viên đông đảo và một trong những điểm nhấn khác biệt nhất (có lẽ không thể hiểu được), bạn sẽ nghe thấy. Nó được gọi là thành phố "đay, mứt và báo chí", và "Thành phố của khám phá" với lịch sử của hoạt động khoa học và ngôi nhà của Scott và Nam Cực tàu Shackleton, các RRS Discovery.
  • Inverness (tiếng Gaelic: Inbhir Nis) - thủ phủ phát triển nhanh chóng của Cao Nguyên, nằm trên sông Ness và gần hồ Loch Ness, nơi có nhiều khách du lịch cố gắng (và thất bại) để tìm thấy những con quái vật. Đây là thành phố phía bắc nhất của nước Anh.
  • Stirling (tiếng Gaelic: Sruighlea) - một thành phố pháo đài hoàng gia chi phối bởi các lâu đài lịch sử và đầy kịch tính, người ta nói rằng bất cứ ai kiểm soát lâu đài, kiểm soát Scotland (và nhiều người đã cố thử!). Hôm nay, nó cũng có một cái nhìn hiện đại sôi động.
  • Perth (tiếng Gaelic: Peairt) - một đô thị hoàng gia cổ (tức là trạng thái tự trị thị trấn / thành phố do hoàng gia điều lệ). Đây là quận lỵ của Perthshire. Nhỏ hơn so với đối tác của Úc của nó mà nó đã cho tên của mình, nó đôi khi được gọi là "Thành phố Hội chợ" theo một cuốn tiểu thuyết của Walter Scott. Từng là một trung tâm lớn của cung điện các vị vua và hoàng hậu Scotland, tư cách thành phố đã được khôi phục của Nữ hoàng vào năm 2012.

Các điểm đến khác

sửa

Đến

sửa

Không có kiểm soát biên giới khi đi du lịch trong phạm vi Vương quốc Anh bao gồm biên giới đất liền với nước Anh. Bạn cũng không cần phải có hộ chiếu để đi du lịch giữa Ireland và Vương quốc Anh, bao gồm Scotland. Người nhập cư cùng và yêu cầu thị thực có hiệu lực ở Scotland như trong phần còn lại của Vương quốc Anh - xem các bài viết chính Anh quốc để biết chi tiết.

Bằng đường hàng không

sửa

Bằng tàu hỏa

sửa

Bằng ô-tô

sửa

Bằng buýt

sửa

Bằng tàu thuyền

sửa

Đi lại

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Vì Vương quốc liên hiệp Anh thiếu một nền hiến pháp được điều lệ hóa (codified constitution) nên không có ngôn ngữ chính thức (official language). Tuy nhiên, Scotland có 3 ngôn ngữ chính thức được công nhận: tiếng Anh, tiếng Gaelic Scotland và tiếng Scotland. Tạm gọi chính thức thì tiếng Anh là ngôn ngữ chính và hầu như người Scotland nào cũng nói được tiếng Anh tiêu chuẩn giọng Scotland.

Suốt thế kỷ vừa qua, số người bản xứ nói tiếng Gaelic (giống tiếng Ireland) đã giảm từ 5% đến 1% dân số và số người nầy nói cả hai thứ tiếng tính cả tiếng Anh. Tiếng Gaelic đa số được nói ở vùng Đảo tây nơi mà hội đồng địa phương dùng cụm từ Comhairle nan Eilean Siar để chỉ hội đồng Đảo tây. Tổng văn phòng hộ tịch Scotland ước tính có đến 30% dân số nói lưu loát tiếng Scotland, một loại thuộc ngôn ngữ West Germanic chị em với tiếng Anh.

Tiếng Scotland và tiếng Gaelic được công nhận trong bản hiến chương Liên hiệp châu Âu về ngôn ngữ vùng hay ngôn ngữ thiểu số và được chấp thuận qua bầu phiếu tại UK (Vương quốc liên hiệp) năm 2001. Dựa vào cam kết của UK, hành pháp Scotland rất quan tâm trong việc trợ giúp cả hai ngôn ngữ. Theo đạo luật ngôn ngữ về tiếng Gaelic được quốc hội Scotland thông qua năm 2005 tạo cơ sở pháp định cho việc cung cấp dịch vụ bằng tiếng Gaelic có tầm mức giới hạn, tiếng Anh và tiếng Gaelic được tôn trọng như nhau nhưng khác nhau về tư cách pháp lý. Trợ giúp của chính phủ từ từ gia tăng với việc hành pháp Scotland cung cấp tài chánh cho những cơ quan và các dự án về ngôn ngữ Scotland đa dạng, bao gồm tự điển tiếng Scotland.

Có thể nói là số người nói những ngôn ngữ như Ba Lan, Slovak và Lithuanian bằng số người nói tiếng Gaelic tại Scotland.

Mua sắm

sửa

Chi phí

sửa

Thức ăn

sửa

Đồ uống

sửa

Chỗ nghỉ

sửa

Học

sửa

An toàn

sửa

Y tế

sửa

Tôn trọng

sửa

Liên hệ

sửa
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!