Quy Nhơn là một một thành phố thuộc tỉnh Bình Định thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.
Tổng quan
sửaThành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã sông cầu của tỉnh Phú Yên. Với diện tích tự nhiên là 285 km² với dân số 570.000 người
Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 dặm về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 105 dặm. Cách Đà Nẵng 195 dặm, cách Huế 247 dặm, cách Nha Trang 130 dặm, cách Tuy Hòa 62 dặm và cách Quảng Ngãi 109 dặm.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao... Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Vừa mở thêm khu kinh tế Nhơn Hội.
Đến bằng cách nào
sửaHàng không
sửaSân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 40km. Hoạt động với sân bay Phù Cát là một trong những sân bay lớn và có các tiêu chí kỹ thuật tốt nhất của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và có khả năng tiếp nhận các máy bay loại lớn như Airbus A330, Boeing 737, Boeing 777... Các đường bay đang khai thác:
- Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn với tần suất 14 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
- Vietnam Airlines: Chặng Quy Nhơn - Hà Nội - Quy Nhơn với tần suất 7 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus 321.
Đường sắt
sửaTuyến đường sắt bắc nam chạy qua thành phố này, ga Diêu Trì là một ga chính, cách trung tâm thành phố ?km. Ga Quy Nhơn nằm ngay trung tâm thành phố, là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc-Nam hướng từ ga Diêu Trì. Ga không phải là ga lớn, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa lên đến ga chính là ga Diêu Trì. Tuy nhiên, hiện nay ngành đường sắt đã đưa vào sử dụng đôi tàu địa phương SQN1/2 Golden Train chạy từ ga Quy Nhơn đến ga Sài Gòn và ngược lại hàng ngày giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đi tàu. Vào các dịp cao điểm như lễ, tết hoặc hè, một số đôi tàu nhanh khác cũng được vào sử dụng tại ga như Quy Nhơn - Nha Trang, Quy Nhơn - Vinh...Tại đây còn bán vé Tàu Thống Nhất và tàu khách địa phương
Đường bộ
sửaTuyến quốc lộ 1A chạy qua thành phố này. Cự ly thành phố này so với Hà Nội là km, Thành phố Hồ Chí Minh là km. Quốc lộ 1A chạy qua Quy Nhơn theo hướng Bắc Nam, dài 15.6 km, cách trung tâm 15 km về hướng tây thành phố. Quốc lộ 1D nối thành phố Quy Nhơn với T.X Sông Cầu - tỉnh Phú Yên ,dài 24.5 km. Quốc lộ 19 nối Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên với Quy Nhơn.
Bằng ô tô
sửaĐi lại
sửaGiao thông đường bộ
sửaTaxi và xe ôm là hai phương tiện phổ biến để di chuyển trong thành phố. Du khách có thể gọi taxi từ các dịch vụ nổi tiếng hoặc dễ dàng bắt xe ôm tại các khu vực trung tâm. Xe ôm là lựa chọn tiện lợi và tiết kiệm cho những chuyến đi ngắn.
Thuê xe máy là một phương án phổ biến đối với khách du lịch, vì đây là phương tiện linh hoạt giúp du khách tự do khám phá thành phố và các khu vực xung quanh như Kỳ Co, Eo Gió, hay Trung Luông. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của các đơn vị cho thuê xe máy ở Quy Nhơn như: Thuê Xe Quy Nhơn 24, Thuê xe máy quy nhơn A Khải, thuê xe máy Quy Nhơn AN SINH,...
Xe buýt là một phương tiện công cộng giá rẻ, kết nối các khu vực trong thành phố và các địa phương lân cận. Mặc dù mạng lưới xe buýt chưa quá phát triển như ở các thành phố lớn, nhưng đây vẫn là lựa chọn hợp lý cho những ai muốn di chuyển tiết kiệm chi phí. Các tuyến xe buýt có thể nối Quy Nhơn với các tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum.
Giao thông liên tỉnh
sửaĐể di chuyển giữa Quy Nhơn và các tỉnh thành khác, du khách có thể sử dụng xe khách hoặc tàu hỏa. Thành phố có các bến xe khách lớn như Bến xe Quy Nhơn, từ đó có thể bắt các chuyến xe liên tỉnh đến các tỉnh lân cận. Các chuyến xe khách đi từ Quy Nhơn đến các thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội khá phổ biến.
Ngoài ra, Ga Quy Nhơn (hay ga Diêu Trì) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km, cũng cung cấp các chuyến tàu hỏa đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, tàu hỏa không phải là phương tiện chính để du khách di chuyển đến Quy Nhơn, vì phần lớn khách du lịch lựa chọn phương tiện đường bộ hoặc đường hàng không.
Giao thông đường biển và hàng không
sửaCảng Quy Nhơn có một số chuyến tàu, nhưng chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, đây là một điểm quan trọng trong việc giao thương và cung cấp dịch vụ du lịch biển.
Về giao thông hàng không, Sân bay Phù Cát (cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 35 km) là sân bay quốc tế gần nhất, phục vụ các chuyến bay trong nước và quốc tế. Sân bay này có các chuyến bay nối liền Quy Nhơn với các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số điểm du lịch khác.
Cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông
sửaHệ thống đường bộ tại Quy Nhơn được duy trì và cải thiện đều đặn, với các tuyến đường chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19 và các con đường ven biển nối liền thành phố với các khu du lịch nổi tiếng. Quy Nhơn đang tiếp tục phát triển và mở rộng hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, bao gồm các dự án nâng cấp sân bay và mở rộng các tuyến đường ven biển.
Xem
sửa- Tháp Đôi: nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20 m và tháp kia cao 18 m. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nặng nề. Từ năm 1991 đến năm 1997, tháp được trùng tu, gần như nguyên vẹn. Ngày nay, Tháp Đôi là điểm tham quan du lịch của du khách khi đến Quy Nhơn.
- Chùa Long Khánh: Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc)sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vàp năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.
- Chùa Sơn Long: Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình,cách cầu Trường Úc 700m về hướng đông.Kiến trúc chùa có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá đó có tên gọi là đá Hàm Long, nay không còn nữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan Âm ở hướng tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mâu Ni tọa thiền phía tây bắc,...mang lại sắc khí mới cho chùa.
Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,...đặc biệt là vào dịp đầu năm mới. Ghềnh Ráng Tiên Sa [sửa]
Bãi Đá Trứng Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam . Thắng cảnh Gềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Hoàng hậu Nam Phương từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Ngoài ra, nơi đây còn mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân và Lầu Bảo Đại (một nhà nghỉ ba tầng, mặt hướng ra biển, đã bị phá hủy trong chiến tranh). Biển Quy Hòa [sửa] Bên cạnh biển Quy hòa có bệnh viện phong Quy Hòa, khá đơn sơ mộc mạc nhưng có lẽ vì vậy mà nơi đây cho ta cảm giác mộc mạc, thanh thản đến khùng điên Cầu Thị Nại [sửa] Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006. Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn [sửa] Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn (còn có danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh...