Hồ Nam (tiếng Trung: 湖南; bính âm: Húnán) là một tỉnh của Trung Quốc, nằm ở khu vực trung-nam của quốc gia. Hồ Nam nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình (vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam). Hồ Nam có giản xưng là "Tương" (湘), theo tên sông Tương chảy trên địa bàn. Hồ Nam giáp với Hồ Bắc ở phía bắc, với Giang Tây ở phía đông, với Quảng Đông ở phía nam, với Quảng Tây ở phía tây nam, với Quý Châu ở phía tây, và với Trùng Khánh ở phía tây bắc. Tỉnh lị của Hồ Nam là Trường Sa. Ngôn ngữ bản địa của phần lớn cư dân Hồ Nam là tiếng Tương.

Các vùng sửa

Thành phố sửa

  • Thành phố Trường Sa - thủ phủ của Hồ Nam.
  • Nhạc Dương - nổi tiếng với Nhạc Dương lâu (岳阳 楼)
  • Hành Dương - thành phố lớn thứ hai ở Hồ Nam và nhà của Núi Heng (núi Nam Việt).
  • Hoài Hóa - trung tâm đường sắt quan trọng ở phía tây Hồ Nam
  • Shaoyang - một thành phố rất đẹp của phía tây nam Hồ Nam.
  • Chu Châu - một thành phố công nghiệp quan trọng ở tỉnh Hồ Nam và một trong năm trung tâm đường sắt bận rộn nhất tại Trung Quốc.
  • Phượng hoàng - Một thị trấn lịch sử đẹp đóng cửa vào Đà sông, gần thành phố Jishou.
  • Thường Đức - Một thành phố biên giới phía tây của hồ Động Đình.
  • Trương Gia - Nơi có công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới và Wulingyuan.
  • Thiều Sơn - Nơi sinh của Mao Trạch Đông, và là trung tâm hành hương của Đảng Cộng sản.

Các điểm đến khác sửa

Tổng quan sửa

Lịch sử sửa

Thời nguyên thủy, các cánh rừng tại Hồ Nam là nơi sinh sống của những bộ tộc Tam Miêu (三苗), Bách Bộc (百濮) và Dương Việt (揚越), họ là tổ tiên của các tộc người Miêu, Thổ Gia, Động và Dao hiện nay. Các văn vật khai quật tại nhiều huyện trong tỉnh đã chứng minh rằng những giống người cổ đã có các hoạt động tại Hồ Nam cách đây 400.000 năm, sớm nhất là từ 10.000 năm trước đã có hoạt động trồng lúa và từ 5000 năm trước, tức vào thời đại đồ đá mới, đã có các cư dân sinh sống theo phương thức định cư đầu tiên tại Hà Nam.

Sau khi Hồ Nam bị sáp nhập vào nước Sở, trong hàng trăm năm sau đó, người Hán ở phía bắc đã di cư đến Hồ Nam với số lượng lớn, họ chặt hạ các cánh rừng và bắt đầu hình thành nên các ruộng lúa tại những vùng thung lũng và đồng bằng. Đến ngày này, nhiều ngôi làng tại Hồ Nam vẫn được đặt tên theo các dòng họ người Hán đến định cư tại đó. Việc nhập cư từ phía bắc đặc biệt phổ biến vào thời Đông Tấn và Nam-Bắc triều, khi các dân tộc Ngũ Hồ tiến vào Trung Nguyên. Sau khi nhà Đường sụp đổ, vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, Mã Ân đã cát cứ tại Hồ Nam và lập nên nước Sở, quốc đô đặt ở Trường Sa.


Bức họa trên tơ lụa từ thời Tây Hán được tìm thấy trong áo quan tại Mã Vương Đôi gần Trường Sa.Hồ Nam đã trở thành một trung tâm giao thông quan trong trong thời phong kiến Trung Quốc với vị trí nằm bên Trường Giang. Nó cũng nằm trên tuyến đế lộ được xây dựng giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc. Hồ Nam có nhiều đất đai để sản xuất ngũ cốc, phần thặng dư được cung cấp cho các phần khác của Trung Quốc. Dân số Hồ Nam tiếp tục tăng cho đến thế kỷ 19, khi mật độ đã trở nên đông đúc và nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân. Một số cuộc nổi dậy có nguồn gốc từ căng thẳng sắc tộc như cuộc nổi loạn của người Miêu từ 1795-1806.

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Tây vào năm 1850. Quân khởi nghĩa sau đó đã tràn đến Hồ Nam và tiến xa về phía đông theo thung lũng Trường Giang. Cuối cùng, một đội quân người Hồ Nam dưới quyền chỉ huy của Tăng Quốc Phiên đã tiến đến Nam Kinh để dập tắt cuộc khởi nghĩa này vào năm 1864.

Hồ Nam tương đối yên tĩnh cho đến năm 1910, khi tại đây nổ ra các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh đang trên đà sụp đổ, tiếp theo là khởi nghĩa Thu Thu (秋收起义) của lực lượng cộng sản vào năm 1927. Cuộc khởi nghĩa này do một người nguyên quán Hồ Nam là Mao Trạch Đông lãnh đạo, và nó đã hình thành một Xô viết Hà Nam tồn tại ngắn ngủi vào năm 1927. Lực lượng cộng sản vẫn duy trì các đội quân du kích trong các khu vực đồi núi dọc theo ranh giới hai tỉnh Hồ Nam-Giang Tây cho đến năm 1934. Sau đó, dưới sức ép từ quân Quốc Dân đảng, lực lượng cộng sản phải tiến hành Vạn lý Trường chinh đến các căn cứ ở tỉnh Thiểm Tây. Sau khi lực lượng cộng sản rời đi, quân Quốc Dân đảng đã chiến đấu chống lại người Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật. Họ đã bảo vệ thủ phủ Trường Sa cho đến khi thất thủ vào năm 1944. Nhật Bản đã phát động Chiến dịch Ichi-Go, một kế hoạch nhằm kiểm soát tuyến đường sắt từ Vũ Xương đến Quảng Châu (Việt Hán tuyến). Sau khi người Nhật đầu hàng, Hồ Nam vẫn tương đối nguyên vẹn trong cuộc nội chiến tiếp theo.

Do là tỉnh nhà của Mao Trạch Đông, Hồ Nam đã ủng hộ nhiệt thành Cách mạng Văn hóa vào những năm 1966-1976. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh chậm nhất trong việc thực thi các cải cách của Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976.

Địa lý sửa

Hồ Nam nằm ở phía nam Trường Giang và gần như tỉnh này nằm ở trung tâm chiều dài dòng chảy của sông. Ở phía đông bắc của Hồ Nam, Trường Giang tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa Hồ Nam và Hồ Bắc. Ở phía bắc Hồ Nam có hồ Động Đình, bốn sông Tương, Tư, Nguyên, Lễ cung cấp nước cho hồ này. Hệ thống sông tại Hồ Nam giống như hình cái quạt, hầu hết đều đổ vào bốn chi lưu chính của hồ Động Đình. Hồ Động Đình chảy ra Trường Giang. Hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh và là một trong số các hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Do hoạt động cải tạo đất để phục vụ cho nông nghiệp, hồ Động Đình nay bị phân thành nhiều hồ nhỏ, mặc dù gần đây đã có một số nỗ lực nhằm đảo ngược xu hướng này.

Hồ Nam có núi bao quanh ba mặt đông, nam và tây nam, địa hình trung bộ và bắc bộ thấp và bằng phẳng, hình thành bồn địa hình móng ngựa, mở ra ở phía bắc với hồ Động Đình là trung tâm. Ở phía tây bắc có dãy núi Vũ Lăng (武陵山脉), ở phía tây nam có dãy núi Tuyết Phong (雪峰山脉), ở phía nam là dãy núi Ngũ Lĩnh (tức Nam Lĩnh), dãy núi La Tiêu (罗霄山脉) nằm trên vùng ranh giới Hồ Nam-Giang Tây. Phần lớn Hồ Nam là các gò đồi và núi thấp, tổng diện tính của chúng khoảng 149.000 km², tức khoảng 70,2% tổng diện tích; vùng sườn núi và đồng bằng có diện tích khoảng 52.000 km², chiếm 24,5%; diện tích sông hồ là khoảng 11.000 km², chiếm 5,3%. Trừ dãy núi Hành Sơn có độ cao trên 1000 m thì bộ phận còn lại của Hồ Nam có độ cao dưới 500 m. Đỉnh cao nhất tại Hồ Nam là Tĩnh Cương Sơn tại vùng giáp ranh của Viêm Lăng, với cao độ là 2.122 mét.

Hồ Nam có khí hậu cận nhiệt đới, và theo phân loại khí hậu Köppen, nó được phân loại là cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa), với mùa đông ngắn, mát, và mùa hè rất nóng và ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 3 đến 8 °C (37 đến 46 °F) trong khi nhiệt độ trung bình tháng 7 là khoảng 27 đến 30 °C (81 đến 86 °F). Lượng mưa trung bình là 1.200 đến 1.700 milimét (47 đến 67 in).

Ngôn ngữ sửa

Đến sửa

Đi lại sửa

Xem sửa

Làm sửa

Ăn sửa

Uống sửa

An toàn sửa

Tiếp theo sửa

 


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!