thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang

Vị trí Hà Giang ở Việt Nam

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc của Việt Nam.

Tổng quan

sửa

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Chiêu Lầu Thi (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác.

Lịch sử

sửa

Cảnh quan

sửa

Hệ động và thực vật

sửa

Khí hậu

sửa

Đến như thế nào

sửa

Nếu bạn đi xe máy: tôi sẽ rất ngưỡng mộ bạn đấy! Đi xe máy đến Hà Giang không phải là một hành trình ngắn. Lý do của bạn là chinh phục con đường hay vượt qua chính mình đây? Đoạn đường này dài khoảng 300 – 320km. Và có hai tuyến đường để lựa chọn.

Đường thứ nhất: (tôi đi theo đường này)

Bắt đầu từ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – rồi đi thằng tới cầu Trung Hà (Tới ngã 3 thị xã Sơn Tây rẽ phải. Hoặc đâm thẳng qua ngắm La Thành) ~> Cổ Tiết ~> Cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu bạn rẽ tay trái, men theo con sông Thao) – đến thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – Tuyên Quang bạn không đi qua thành phố mà chọn hướng đường quốc lộ 2 thẳng tiến tới Hà Giang.

Đi Hà Giang theo hướng thứ 2 này đường vắng, tiết kiệm được khoảng 30km, không có nhiều công an Tôi đi đường này mất gần 9h tới thành phố Hà Giang. (từ 12h40 đến 21h25 có mặt tại thành phố – tính cả lúc dừng nghỉ – ăn và chụp ảnh)

Đường thứ hai: Bắt đầu từ Hà Nội – Đi cầu Thăng Long – rẽ sang Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang

Tuyến đường này xe khách chạy nên đường đông hơn tuyến trên.

Còn một tuyến thứ 3 nữa: Cầu Nhật Tân - Cao tốc Nội Bài Lào Cai - Tam Đảo (Vĩnh Yên) - Sơn Nam - Tuyên Quang - Hà Giang. Vừa gần, vừa vắng, vừa nhanh.

Chi phí/Giấy phép

sửa

Đi lại

sửa

Đi phượt Hà Giang bằng xe khách

Để bắt xe khách đi Hà Giang. Bạn đến bến xe Mỹ Đình. Lời khuyên của bạn bè mình khi chọn xe đi Hà Giang là nên đặt vé trước để có chỗ và tránh bị nhồi. Bạn có thể đặt trước bằng nhiều cách: tới trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho nhà xe.

Sau khi đi xe khách lên Hà Giang bạn thuê một chiếc xe máy để ghé thăm các điểm đẹp ở đây, hoặc cũng có thể thuê một chuyến tour ghép và đi ô tô khách tiếp lên Đồng Văn. Nhưng tôi khuyến khích bạn nên đi xe máy ở Hà Giang.

Tham quan

sửa
  • Đèo Mã Pi Lèng - Nối Hà Giang và Đồng Văn
  • Chợ phiên tại các huyện: Đây là những phiên họp chợ trao đổi rất nhiều loại hàng hóa độc đáo của đồng bào dân tộc, đồng thời, cũng là nơi mà rất nhiều du khách tới để tham gia những hoạt động thú vị khác cho khách du lịch trải nghiệm. Do mỗi chợ phiên có một lịch hoạt động khác nhau, do đó, trước khi tới, mọi người nên tham khảo lịch họp chợ phiên xuất hiện tại rất nhiều diễn đàn, hội nhóm trên facebook, blog du lịch...

Lễ hội

sửa

Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.

Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.

Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.

Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái chàng trai, cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ (chồng). Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông đối tượng và chờ "đối phương" đáp lại. Đáng buồn, tục lệ tảo hôn vẫn tiếp diễn trong lễ hội này.

Mua sắm

sửa
  • Mật ong bạc hà
  • Trà shan tuyết cổ thụ

Một vài món ăn nổi tiếng ở Hà Giang: bánh cuốn trứng, thắng cố, cơm lam Bắc Mê, cháo Ấu Tẩu (cái này đặc biệt), xôi ngũ sắc, thịt bò – trâu gác bếp và rượu ngô.

Bánh cuốn Trung Lan, khá nổi tiếng, nằm gần quảng trường thành phố. Quán này bán đêm. Ở Đồng Văn nên ăn quán Xuân Bằng. Buổi sáng ăn bánh cuốn ở quán “bà cụ” nằm ngay phố cổ Đồng Văn.

Uống

sửa

Ngủ

sửa
  • Khách sạn Hương Trà - Km 17, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên
  • Nhà nghỉ Xuân Hạc - thị trấn Mèo Vạc
  • Khách sạn Cao Nguyên Đá - thị trấn Đồng Văn

Chỗ ở

sửa

An toàn

sửa

Điểm tiếp theo

sửa
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!