Chùa Hương là một quần thể di tích danh lam thắng cảnh tại Hà Nội.

Tổng quan sửa

Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích này mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể kiến trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo, chiếm khoảng không gian rộng lớn bao gồm núi đồi, hang động, khe suối và rừng cây…

Lịch sử sửa

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong Chiến tranh Việt Nam năm 1947. Năm 1988, chùa được phục dựng lại do Thượng Tọa Thích Viên Thành dưới sự hướng dẫn của Thích Thanh Chân.

Cảnh quan sửa

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.

Đến như thế nào sửa

Chi phí/Giấy phép sửa

Đi lại sửa

Tham quan sửa

  • Đền Trình (Ngũ Nhạc Linh Từ). Ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích, là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa.
  • Động Hương Tích. Cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương và là đích dừng chân của du khách
  • Chùa Thiên Trù. Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút thì sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông. Theo một số, Lê Thành Tông từng đến đây và đặt tên là Thiên Trù.
  • Đền Vân Song (Đền Cửa Võng). Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Xưa là ngôi miếu nhỏ thờ bà Chúa Rừng, hiệu Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu, do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên và được coi như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải.
  • Chùa Giải Oan. Có giếng nước trong vắt gọi là "Thiên nhiên thanh trì" hay giếng Long Tuyền, trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan, gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, để tránh bỏ qua địa điểm này cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người.
  • Động Tiên Sơn. Ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù, để lên Động Tiên Sơn cần leo khoảng 200m bậc thang khá cao và dốc. Có cảnh đẹp, địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp như bàn tay phật, ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc cụ.
  • Động Hinh Bồng. Đường đến đây bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn so với động chính và ít rác hơn so với đường lên động chính.

Làm sửa

  • Hội chùa Hương. Diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội, khai hội ngày mồng sáu tháng Giêng và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Có hàng triệu phật tử cùng du khách đến trẩy hội. Phần lễ thực hiện rất đơn giản, trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… và tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.

Mua sắm sửa

Ăn sửa

Uống sửa

Ngủ sửa

Chỗ ở sửa

An toàn sửa

Điểm tiếp theo sửa


Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!