Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Brazzaville |
Chính phủ | Republic |
Tiền tệ | Communaute Financiere Africaine franc (XAF) |
Diện tích | total: 342,000 km2 water: 500 km2 land: 341,500 km2 |
Dân số | 3,702,314 (July 2006 est.) |
Ngôn ngữ | French (official), Lingala and Monokutuba (lingua franca trade languages), many local languages and dialects (of which Kikongo has the most users) |
Tôn giáo | Christian 50%, animist 48%, Muslim 2% |
Hệ thống điện | 220V/50Hz (French plug) |
Mã số điện thoại | +242 |
Internet TLD | .cg |
Múi giờ | UTC+1 |
Cộng hòa Congo hay Cộng hòa Công-gô là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Congo còn được gọi là Congo-Brazzaville vì thủ đô là Brazzaville.
Tổng quan
sửaQuốc gia này đã từng theo chủ nghĩa xã hội, có quan hệ mật thiết với Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Năm 2004, Cộng hòa Congo được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2005-2007.
Lịch sử
sửaSự tiến hóa của người tiền sử đã được phát hiện ra ở phía Bắc và các phần phía Tây bắc của Trung Phi trong khoãng hai nghìn năm trước công nguyên. Họ sản xuất lương thực (hạt kê), với một vài hàng hóa nội địa và đã phát triển loại cây trồng chủ yếu là đầu cọ. Vài thế kỷ sau, chừng 2500 trước công nguyên. Các loại chuối đã khá nổi tiếng ở nam Cameroon. Từ 3500 đến 2000 năm, bắt đầu bứt khỏi từ vùng trung tâm Cameroon trên cả hai bờ sông Sannaga. Trước người tiền sử của miền bắc và miền Tây trung Phi có thể theo sau về hướng Tây Nam và hướng Nam.
Trong RD Congo các làng đầu tiên trong vùng phụ cận của Mbandaka và hồ Tumba đã được biết đến như (truyền thống Imbonga) trong khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên. Trong vùng trũng Congo, phía bắc biên giới người Angola. Nó là (truyền thống Ngovo) trong khoảng chừng 2300 năm trước công nguyên được xem như đạt đến sự tiến bộ nhiều của người tiền sử.
Trong thời kỳ Kivu. Đất nước trải dọc tới phía Đông, những ngôi làng (truyền thống Urewe) đầu tiên xuất hiện khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên.
Trước thời kì khai thác thuộc địa, những bộ lạc nói tiếng Bantu đến sinh sống ở vùng này. Từ thế kỉ 15, vương quốc của người Baléké ở phía Bắc và vương quốc Loango ở phía Nam cùng hình thành và phát triển trên vùng lãnh thổ Congo hiện nay.
Kể từ sau khi đặt chân đến vùng này bằng đường sông Congo năm 1482, người Bồ Đào Nha bắt đầu các mối quan hệ buôn bán với các bộ lạc, nhất là buôn bán nô lệ. Năm 1875, nhà thám hiểm Pháp Savorguan de Brazza đến khảo sát vùng bờ biển, áp đặt chế độ bảo hộ (1879-1882) và lập thuộc địa ở các vương quốc này từ năm 1891. Năm 1910, Congo bị sáp nhập vào thuộc địa Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp và Brazzaville trở thành thủ đô. Việc lạm dụng sức lao động của những người làm công dẫn đến sự phản đối công khai chống lại thực dân Pháp, nhưng việc bóc lột công nhân bản xứ vẫn tiếp tục đến năm 1980.
Năm 1956, tu sĩ Fulbert Youlou thành lập Liên minh dân chủ bảo vệ quyền lợi châu Phi. Năm 1960, Cộng hòa Congo, còn gọi là "Congo-Brazzaville" tuyên bố độc lập. Tu sĩ F. Youlou trở thành Tổng thống và từ chức sau cuộc nổi dậy của nhân dân năm 1963. Alphonse Massamba Débat lên nắm quyền.
Năm 1968, Marien Ngouabi tiến hành cuộc đảo chính quân sự và tuyên bố nền Cộng hòa nhân dân (1970). Năm 1977, M. Ngouabi bị ám sát và Denis Sassou Nguesso trở thành Tổng thống (1979).
Từ năm 1990, thể chế đa đảng được thông qua. Năm 1992, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, Pascal Lissouba, đắc cứ Tổng thống. Tháng 6 năm 1997, xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu giữa phe ủng hộ cựu Tổng thống S. Nguesso và phe ủng hộ Tổng thống đương nhiệm P. Lissouba. Sau khi đánh bại Tổng thống Lissouba, S. Nguesso tuyên bố trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, các cuộc xung đột tiếp tục xâu xé đất nước.
Cuối năm 1999, một hiệp định hòa bình được kí kết giữa Sasou Nguesso và nhóm nổi dậy ở miền Nam. Tình trạng thời kì hậu chiến cũng không kém phần bi đát: căn bệnh buồn ngủ và một số bệnh dịch khác tràn lan khắp đất nước. Tháng 3 năm 2002, Tổng thống Denis Sassou Ngueso tái đắc cử với 89,4% số phiếu. Các đối thủ của ông hoặc bị ngăn chặn không thể về nước hoặc rút lui khỏi cuộc bầu cử. Quân đội nổi dậy Ninja tiếp tục các cuộc chiến chống lại lực lượng Chính phủ.
Địa lí
sửaQuốc gia ở Trung Phi, Bắc giáp Cameroon và Cộng hòa Trung Phi, Nam và Đông giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây giáp Gabon, Tây Nam giáp Angola và Đại Tây Dương.
Ngoại trừ dải đồng bằng hẹp ven biển, địa hình phần lớn là cao nguyên và đồi. Sông Oubangi và sông Congo tạo thành biên giới tự nhiên với Cộng hòa Dân chủ Congo. Vùng rừng rậm bao phủ ở phía Bắc đường xích đạo và chuyển dần thành các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới phía Nam.
Chính trị
sửaNgày 30/7/2006, Công-gô Kin-sa-xa bầu cử Tổng thống và Quốc hội theo chế độ đa đảng. Đây là cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên trong hơn 40 năm qua tại Công-gô Kin-sa-xa, dưới sự giám sát của 1.500 quan sát viên nước ngoài; hơn 17.000 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và 1.000 binh sĩ thuộc Liên minh châu Âu bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử. Sau vòng 2, ông Joseph Kabia đã giành thắng lợi với 58,05% số phiếu.
Chính quyền của Tổng thống J. Kabila có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình, khắc phục hậu quả nặng nề do nội chiến để lại và thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc; song vẫn còn các cuộc đụng độ phe phái - sắc tộc, nhất là ở khu vực phía Đông có sự dính líu của Ruanđa và Uganđa.
Tháng 01/2008, tại Goma, thủ phủ tỉnh Bắc Kivu (North Kivu), Chính phủ Cônggô Kin-sa-xa và lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào Mai Mai và tướng đào ngũ Laurent Nkunda đã ký Hiệp định nhằm chấm dứt nội chiến kéo dài ở miền Đông nước này.
Kinh tế
sửaCuối những năm 1970, Congo tìm ra dầu lửa. Năm 1987 khai thác 6,3 triệu tấn, chiếm 60% thu nhập quốc dân và hơn 85% thu nhập xuất khẩu.
Nền kinh tế Cộng hoà Congo pha trộn giữa nông nghiệp làng xã và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào dầu mỏ, trụ cột của nền kinh tế, cung cấp nguồn thu và nguồn xuất khẩu chủ yếu cho chính phủ. Sau cuộc nội chiến, tháng 10 năm 1997, chính phủ đã công khai thể hiện mối quan tâm của mình trong việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, tư nhân hoá và đổi mới sự hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhưng những tiến bộ của nền kinh tế đã nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi biến động của giá dầu và những cuộc xung đột vũ trang trong nước vào tháng 12 năm 1998 và gây ra sự thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và gây khó khăn cho nền kinh tế. Nhưng việc giá dầu hồi phục trong thời gian gần đây đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 10,5%. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát giữ ở mức độ ổn định, khoảng 5,2%.
Năm 2010, GDP của Congo đạt 11,88 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD/người/năm. Tuy nhiên, phân phối thu nhập là không đồng đều chỉ tập trung vào một nhóm người và phần đông dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
Vùng
sửaTrong khi Congo có nhiều vùng, nhưng một điều không đổi mà bạn có thể nhớ là quốc gia này bị bao phủ bởi 80% rừng nhiệt đới rậm rạp.
Thành phố
sửa- Brazzaville - thủ đô Cộng hoà Congo. Thành phố này được tách với Kinshasa, thủ đô nước láng giềng Cộng hoà Dân chủ Congo, bởi sông Congo.
- Abala-Ndolo
- Djambala
- Dolisie
- Kayes (Congo)
- Kinkala
- Madingo-Kayes
- Mossendjo
- Ouésso - a transit hub in the remotest far north of the country, in a territory with many nearby Pygmy villages.
- Owando - one of the recently municipalized cities in the country, and is considered one of the best places to visit in the north of Republic of Congo.
- Pointe Noire- a port city on the coast.