Bahrain tên đầy đủ là Vương quốc Bahrain, là một đảo quốc không có biên giới tại Vịnh Ba Tư (Tây Á/Trung Đông). Ả Rập Saudi nằm ở phía tây và nối với Bahrain bởi Đường đê Vua Fahd (chính thức mở cửa ngày 25 tháng 11 năm 1986), và Qatar ở phía nam qua Vịnh Ba Tư. Chiếc Cầu hữu nghị Qatar–Bahrain, hiện đang được lên kế hoạch, với đường nối Bahrain tới Qatar là đường nối dài nhất thế giới.
Tổng quan
sửaBahrain đã có người ở từ thời cổ đại và thậm chí còn được đề nghị coi là một địa điểm của Vườn Ê-đen theo Kinh Thánh.
Vị trí chiến lược của nó tại Vịnh Ba Tư đã khiến cho người AsSyria, người Babylon, người Hy Lạp, người Ba Tư, và cuối cùng là người Ả Rập tìm cách chiếm quyền kiểm soát và gây ảnh hưởng lên nó. Ở thời Ả Rập cuối cùng, hòn đảo này trở thành một địa điểm của Hồi giáo. Bahrain thời xưa từng được gọi là Dilmun, Tylos (tên do người Hy Lạp đặt), Awal, cũng như tên Mishmahig trong tiếng Ba Tư khi nó rơi vào tay Đế chế Ba Tư.
Hòn đảo Bahrain, nằm ở điểm giữa phía nam Vịnh Ba Tư, đã lôi kéo sự chú ý của nhiều kẻ xâm lược trong lịch sử. Bahrain trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "Hai Biển", và được cho là để chỉ thực tế là hòn đảo này có hai nguồn nước, những suối nước ngọt và nước mặn ở những vùng biển xung quanh, hay vùng biển ở phía nam ngăn cách nó với bờ biển Ả Rập còn vùng biển phía bắc ngăn cách nó với Iran.
Một vị trí chiến lược giữa Đông và Tây, một hòn đảo màu mỡ, nguồn nước ngọt, một nguồn lợi về ngọc trai đã biến Bahrain thành một trung tâm định cư thành thị trong suốt lịch sử. Khoảng 2.300 năm trước Công Nguyên, Bahrain đã trở thành một trung tâm của các đế chế thương mại giữa Lưỡng Hà (I-rắc hiện nay) và lưu vực sông Ấn Độ (hiện ở Pakistan). Đây là nền văn minh Delmon có quan hệ với Nền văn minh Sumer ở thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Bahrain đã trở thành một phần của Đế chế Babylon khoảng năm 600 trước Công Nguyên. Những ghi chép lịch sử coi Bahrain là "Cuộc sống bất từ", "Thiên đường", vv. Bahrain cũng được gọi là "Hòn ngọc Vịnh Ba Tư".
Tới tận năm 1521, Bahrain là một vùng lớn hơn gồm cả Ahsa, Qatif (cả hai hiện là tỉnh phía đông của Ả Rập Saudi) cũng như Awal (hiện là đảo Bahrain). Vùng này trải dài từ Basrah tới Eo biển Hormuz ở Oman. Đây từng là Iqlim Al-Bahrain (Tỉnh Bahrain) và người Ả Rập sống ở tỉnh này tất cả đều được gọi là người Bahrain, là con cháu của những bộ lạc Ả Rập Bani Abd Al-Qais. Năm 1521, người Bồ Đào Nha chinh phục Awal và từ đó cái tên Bahrain trở thành chính thức cho đến nay.
Từ thế kỷ 16 đến năm 1743 quyền kiểm soát Bahrain lần lượt qua tay người Bồ Đào Nha và Ba Tư. Cuối cùng, vua Ba Tư Nadir Shah xâm chiếm và kiểm soát Bahrain và vì muốn kiểm soát chính trị đã ủng hộ cộng đồng Shia đa số. Tới cuối thế kỷ 18 dòng họ Al-Khalifa tấn công và chiếm hòn đảo từ nước Qatar láng giềng. Để giữ Bahrain khỏi rơi lại vào tay Ba Tư, các tiểu vương quốc Ả Rập tham gia vào một hiệp ước về quan hệ với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len và trở thành một nước bảo hộ của Anh.
Dầu khí được phát hiện ở đây năm 1932 (xem: Giếng dầu đầu tiên) và mang lại sự hiện đại hoá và cải thiện nhanh chóng cho Bahrain. Nó cũng khiến cho những quan hệ với Anh trở nên gần gũi hơn, bằng chứng ở hành động chuyển nhiều cơ sở của Anh sang hòn đảo này. Ảnh hưởng của Anh tiếp tục tăng lên khi đất nước phát triển, lên tới cực điểm với việc chỉ định Charles Belgrave làm cố vấn; Belgrave đã lập ra một hệ thống giáo dục hiện đại ở Bahrain.
Sau Thế chiến thứ hai, tình cảm chống Anh ngày càng tăng và phát triển khắp thế giới Ả Rập dẫn tới những cuộc bạo động ở Bahrain. Năm 1960, Anh đưa tương lai Bahrain ra trước một cơ quan trọng tài quốc tế và yêu cầu Tổng thư ký Liên hiệp quốc lãnh trách nhiệm này. Năm 1970, Iran cùng lúc tuyên bố chủ quyền đối với cả Bahrain và các hòn đảo khác tại Vịnh Ba Tư, tuy nhiên, trong một thoả thuận với Anh nước này đã chấp nhận "không theo đuổi" chủ trương đòi lại Bahrain nếu các nước tuyên bố khác cũng chấp nhận như vậy. Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra sau đó người dân Bahrain đã xác nhận quyền độc lập của quốc gia mình khỏi Anh và các thực thể Ả Rập của họ. Tới ngày nay, Bahrain vẫn là một thành viên của Liên đoàn Ả Rập và Hội đồng hợp tác vùng vịnh của tất cả các nước Ả Rập.
Người Anh rút khỏi Bahrain ngày 15 tháng 8 năm 1971, biến Bahrain trở thành một tiểu vương quốc Ả Rập độc lập. Cuộc bùng nổ dầu khí trong thập kỷ 1980 đã mang lại nguồn lợi lớn cho Bahrain, nhưng sự suy sụp của nó cũng rất tồi tệ. Tuy nhiên, nước này đã bắt đầu đa dạng hoá nền kinh tế của mình và đã thu được lợi ích từ cuộc Nội chiến Liban đã bắt đầu từ thập kỷ 1970; Bahrain thay thế Bê-rút trở thành trung tâm tài chính Trung Đông khi lĩnh vực ngân hàng của Liban phải rút khỏi nước này vì nội chiến.
Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran, những người Shia Bahrain theo trào lưu chính thống tổ chức một cuộc đảo chính bất thành năm 1981 dưới sự bảo trợ của một tổ chức mặt trận, Mặt trận Hồi giáo giải phóng Bahrain. Cuộc đảo chính đã khiến một tu sĩ Shia đang sống lưu vong ở Iran là Hojjat ol-Eslam Hādī al-Mudarrisī, trở thành lãnh đạo tối cao của chính phủ thần quyền.
Năm 1994 một làn sóng bạo loạn của những người Hồi giáo Shi'a bất mãn nổi lên vì những hành động bị cho là không công bằng của chính phủ. Vương quốc đã bị ảnh hưởng lớn bởi những vụ bạo lực không thường xuyên trong thời gian giữa thập niên 1990, trong đó hơn bốn mươi người đã chết dưới tay chính phủ và hàng trăm người khác bị bắt giam.
Năm 1999, Sheik Isa ibn-Sulman al- Khalifah qua đời sau bốn thập kỉ cầm quyền. Sheik Hamad ibn al-Khalifah trở thành người kế vị. Tháng 3 năm 1999, Hamad ibn Isa al-Khalifah kế tục cha trở thành lãnh đạo của nhà nước và tiến hành các cuộc bầu cử nghị viện, trao cho phụ nữ quyền bầu cử và thả các tù nhân chính trị; những hành động được tổ chức Ân xá quốc tế mô tả là thể hiện một "giai đoạn lịch sử về quyền con người". Việc này khiến đất nước có một cơ hội lớn để tiến bước, dù còn đôi chút ngập ngừng, về phía một sự nhất trí chính trị.
Sheik Hamad tiến hành cuộc cải cách dân chủ trên cả nước: sự kiểm duyệt được nới lỏng và các luật lệ hà khắc được thay thế, những người lưu vong trở về nước. Cuộc trưng cầu ý dân tháng 2 năm 2001 cho phép phụ nữ Bahrain lần đầu tiên được quyền bỏ phiếu, nhân dân Bahrain ủng hộ việc chuyển đổi chính thể quân chủ chuyên chế sang chính thể quân chủ lập hiến. Tháng 10 năm 2002, cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên diễn ra tại Bahrain kể từ năm 1973. Trong số 177 ứng cử viên, có 8 phụ nữ. Đây là lần đầu tiên phụ nữ Bahrain được quyền bỏ phiếu và ra tranh cử trong cuộc bầu cử toàn quốc.
Vùng
sửaThành phố
sửaCác điểm đến khác
sửaĐến
sửaCông dân các nước sau đây có thể có được thị thực 14 ngày tại tất cả các trạm biên giới và sân bay. Lệ phí là 5 dinar hoặc $ 13.
Úc, Áo, Bỉ, Brunei, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland (3 tháng), Ý, Nhật Bản, Latvia, Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nga , San Marino, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ukraine, Vương quốc Anh (3 tháng), Hoa Kỳ, thành phố Vatican
Bạn cũng có thể nộp đơn xin visa trực tuyến trước cho một eVisa Tuy nhiên điều này chỉ giới hạn cho công dân của một 'VISA NATIONS.. Chi phí 7 BD. Lợi ích của điều này là hơi không rõ ràng mặc dù, như những người hội đủ điều kiện cho eVisas cũng có thể nhận được thị thực khi đến, tuy nhiên, sở hữu một eVisa có thể sẽ cho phép bạn để có được thông qua hải quan nhanh hơn, như người ta không cần phải có được thị thực tại cảng nhập cảnh.
Bahrain là một trong những quốc gia ít ỏi ở vùng Vịnh số ít chính thức chấp nhận hộ chiếu Israel (mặc dù bạn sẽ cần một visa) và hộ chiếu với bằng chứng về thăm tới Israel.