Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jerusalem”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt (thảo luận | đóng góp)
n →‎Điểm tiếp theo: fix, replaced: Wikipedia:FULLPAGENAME → {{Wikipedia|{{SUBPAGENAME}}}}
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
 
==Giới thiệu==
Thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên[1], thành phố đã hai lần bị hủy diệt và trải qua nhiều lần bị vây hãm và tấn công trong suốt lịch sử[2]. Hiện nay, nó vẫn nằm ở tâm điểm cuộc tranh chấp giữa Israel và Chính quyền Quốc gia Palestine. Trong Chiến tranh Sáu ngày (1967), Israel đã chiếm hoàn toàn lãnh thổ Jerusalem và tuyên bố thành phố là thủ đô của mình. Điều này không được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và không có đại sứ quán ngoài nào đóng ở Jerusalem[3][4]. Hiện có khoảng 20 vạn người Palestine sống ở phần Đông Jerusalem với một triển vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lại của một Nhà nước Palestineđộc lập.
Jerusalem (31°46′B, 35°14′Đ; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: القُدس (trợ giúp·chi tiết) al-Quds, tiếng Hy Lạp Ιεροσόλυμα, phiên âm Hán-Việt: Gia Liêm), là một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết tại độ cao 650-840 mét. Thành phố nằm phía đông của [[Tel Aviv|Tel Aviv]], phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem. Jerusalem là thánh địa chung của ba tôn giáo Tổ phụ Abraham: đạo Do Thái, đạo Cơ-đốc và đạo Hồi.
 
Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theo Kinh Thánh Do Thái, chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên. Trong khi đó theo Tân Ước chính tại Jerusalem Jesus đã bị đóng đinh câu rút; và trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni đây là thành phố quan trọng thứ ba (sau Mecca và Medina) bởi theo Qur'an đây là điểm dừng chân trong Hành trình Đêm kỳ bí của ông. Do đó, thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. Khu vực Cổ Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981[9][10].
===Lịch sử===
Jerusalem có lịch sử lâu dài, Theo thần thoại và truyền thuyết Do thái, Jerusalem được xây dựng bởi David, tổ tiên của thánh tổ Abraham. Theo những đồ vật khảo cổ học đã được tìm thấy, sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Theo những nguồn tin tức lịch sử, thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2 nghìn trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập nên bởi người Canaanite (có thể, nhưng cũng không nhất thiết phải là người Jebusite, người đã chiếm giữ thành phố cuối thời kỳ đồng thiếc) và trở thành thủ đô những vương quốc Do Thái: Israel, Judah và Judea trong thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất và thời kỳ Ngôi đền Thứ hai. Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi Giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của đạo Do Thái, và có ý nghĩa đặc biệt với đạo Cơ-đốc và đạo Hồi.
 
Từ năm 1948 đến 1967, phần phía tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày, mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tranh chấp. Luật của Israel từ năm 1980 tuyên bố Jerusalem như thủ đô 'vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel, trong khi Đông Jerusalem lại được cho là thủ đô đang được chờ đợi của đất nước Palestina sau này. Địa vị của những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang bị tranh cãi.
 
Với số dân 704.900 (từ ngày 31 tháng 12 năm 2004), Jerusalem là thành phố không đồng nhất, tiêu biểu cho nhiều loại dân tộc, tôn giáo và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là "Thành phố cổ" được bao vây bởi những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armenia, Cơ Đốc, Do Thái và Hồi giáo. Thị trưởng hiện giờ của Jerusalem là Uri Lupolianski, người Haredi đầu tiên được giữ chức nhiệm này.
==Đến==