Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Israel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuanUt (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: wy/vi/quickbar → Wy/vi/Quickbar
Dòng 19:
Tên ''"Israel"'' có nghĩa là ''"đã được Thiên Chúa sửa"'', nhưng do phiên âm sai nên đã thành ra ''"đã đấu với Thiên Chúa"'', và tên đó bắt nguồn từ đoạn Sáng thế ký 32:28 của Kinh Thánh, trong đó Jacob được đổi tên là Israel sau khi đấu với một người tấn công thần bí vô danh. Tên Israel trong tiếng Do Thái là מְדִינַת יִשְׂרָאֵל (không có niqqud:מדינת ישראל; chuyển tự: ''Medinat Yisra'el''), và trong tiếng Ả Rập là دَوْلَةْ إِسْرَائِيل (chuyển tự: ''Dawlat Israil'').
===Lịch sử===
Dân tộc Do Thái bắt đầu định cư ở vùng đất Israel ngày nay từ khoảng 1800 năm TCN, sau đó di cư sang Ai Cập trong 1 thời gian. Đến khoảng 1255 TCN, nhà tiên tri Moses dẫn dắt dân tộc Do Thái trở về đất nước Israel. Trong thời gian sau đó, người Israel liên tục phải chiến đấu chống lại quân du mục Philistine khi bộ tộc này bị đuổi khỏi quê hương của họ là đảo Crete.
 
Cái tên Israel có lẽ lúc ban đầu được nhắc tới để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải một địa điểm, nhóm dân đó là người Merneptah Stele Ai Cập từ khoảng năm 1210 TCN. Trong hơn 3.000 năm, người Do Thái đã coi Vùng đất Israel là quê hương của họ, nó vừa là Đất thánh và là miền Đất hứa. Vùng đất Israel là vùng đất thiêng liêng đối với người Do Thái, gồm chứa những vị trí quan trọng nhất của Do Thái giáo - gồm cả những phần còn sót lại của Đền thứ nhất và Đền thứ hai, cũng như những nghi thức liên quan tới các đền đó[6]. Bắt đầu từ khoảng năm 1200, một loạt vương quốc và quốc gia Do Thái đã tồn tại liên tục trong vùng trong hơn một thiên niên kỷ. Vào năm 1028 TCN, Saoul, một quý tộc quân sự được các bộ tộc Hebrew tôn làm vua. Triều vua David (1012 - 972 TCN).
 
Dưới thời cai trị của Babylonia, Ba Tư Achaemenes, Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã và (một thời gian ngắn) Ba Tư Sassanid, sự hiện diện của người Do Thái trong vùng bị thu hẹp vì các đế chế này đã trục xuất người Do Thái hàng loạt. Đặc biệt, thất bại của cuộc khởi nghĩa Bar Kochba chống lại Đế quốc La Mã đã dẫn tới sự trục xuất hàng loạt người Do Thái ở quy mô lớn. Chính trong giai đoạn này, người La Mã đã đặt tên Syria Palaestina cho mảnh đất này để cố gắng xoá bỏ các mối liên hệ của người Do Thái với nó. Mishnah và Jerusalem Talmud, hai bản kinh tôn giáo quý giá nhất của Do Thái giáo, đã được viết ra ở vùng này và cũng trong giai đoạn này. Những người Hồi giáo chinh phục vùng đất từ tay Đế chế Byzantine năm 638. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều quốc gia Hồi giáo (chỉ bị ngắt quãng ở thời Thập tự chinh) trước khi trở thành đất thuộc Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1517.
Làn sóng di cư cận đại đầu tiên của người Do Thái tới Israel, hay Aliyah (עלייה) bắt đầu năm 1881 khi họ trốn chạy khỏi sự ngược đãi, hay đi theo những tư tưởng xã hội Zion của Moses Hess và những người khác về "sự cứu rỗi của đất đai". Những người Do Thái mua đất đai từ Ottoman và những chủ đất người Ả Rập khác. Sau khi người Do Thái đã lập nên những khu định cư nông nghiệp, căng thẳng nảy sinh giữa người Do Thái và người Ả Rập.
 
Sự thành lập chủ nghĩa phục quốc Do Thái dẫn tới Aliyah thứ hai (1904–1914) với số người Do Thái lên tới khoảng 40.000. Năm 1917, Bộ trưởng ngoại giao Anh Arthur J. Balfour đưa ra Tuyên bố Balfour "ủng hộ việc thành lập tại vùng đất Do Thái cũ đã bị người Palestine chiếm một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái". Năm 1920, vùng này được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh.
 
Làn sóng di cư của người Do Thái lại tiếp tục lần thứ ba (1919–1923) và lần thứ tư (1924–1929) sau Thế chiến thứ nhất. Những cuộc bạo động ở Palestine năm 1929 của người Ả Rập đã giết chết 133 người Do Thái, gồm 67 người ở Hebron.
 
Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Phát xít năm 1933 dẫn tới làn sóng Aliyah thứ năm. Người Do Thái trong vùng tăng từ 11% của dân số năm 1922 lên tới 30% năm 1940. Việc tàn sát người Do Thái có tính chất diệt chủng ở châu Âu của Adolf Hitler khiến người dân Do Thái ở mọi miền châu Âu trốn chạy tạo nên làn sóng tỵ nạn mới. Tới cuối Thế chiến thứ hai, số lượng người Do Thái ở Palestine đã lên tới xấp xỉ 600.000.
 
Năm 1939, Anh đưa ra Sách trắng năm 1939, hạn chế sự tỵ nạn của người Do Thái trong thời gian diễn ra chiến tranh là 75.000 và hạn chế không cho người Do Thái mua nhiều đất, có lẽ nguyên nhân do có cuộc Khởi nghĩa Ả Rập vĩ đại (1936-1939). Cuốn sách trắng này bị cộng đồng Do Thái và những người theo chủ nghĩa phục quốc coi là phản bội, họ cho rằng nó trái ngược với Tuyên bố Balfour năm 1917. Người Ả Rập cũng không hoàn toàn hài lòng, họ muốn cuộc di cư của người Do Thái phải dừng lại vĩnh viễn. Tuy nhiên, chính sách của Anh vẫn bám chặt vào cuốn sách này cho tới tận cuối thời kỳ uỷ trị của họ.
Năm 1947, khi xung đột vũ trang ngày càng gia tăng với các nhóm quân sự Do Thái và những nỗ lực hoà giải không thành công giữa người Do Thái và người Ả Rập, chính phủ Anh quyết định rút khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine của Hội Quốc Liên. Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Kế hoạch phân chia năm 1947 của Liên hiệp quốc chia lãnh thổ đó làm hai quốc gia, với vùng Do Thái chiếm khoảng 55% diện tích và vùng Ả Rập khoảng 45%. Theo kế hoạch, Jerusalem sẽ trở thành một vùng do Liên hiệp quốc quản lý để tránh xung đột về trạng thái của nó.
 
Ngay sau khi kế hoạch phân chia của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 29 tháng 10 năm 1947, David Ben-Gurion chưa dứt khoát chấp nhận nó, trong khi Liên đoàn Ả Rập từ chối nó. Nhiều cuộc tấn công của người Ả Rập vào dân cư Do Thái nhanh chóng biến thành xung đột khắp nơi giữa người Ả Rập và người Do Thái, các xung đột này là giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh giành độc lập năm 1948.
 
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, trước khi hết thời hạn uỷ trị của Anh tại Palestine vào lúc nửa đêm ngày 15 tháng 5 năm 1948, nhà nước Israel được tuyên bố thành lập.
 
Hoa Kỳ, Liên Xô và nhiều nước khác đã công nhận sự độc lập của Israel.
 
===Địa lý===