Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
Ngày 1 tháng 1 năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh Châu Âu[3]. Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển rất nhanh chóng, với một nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại. Dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Năm 2001, Hy Lạp tham gia vào nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro và sau đó tổ chức thành công Thế vận hội 2004
Giai đoạn năm 2010 đến nay, Hy Lạp trải qua giai đoạn khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, phải cần đến cứu trợ của các tổ chức tài chính châu Âu.
===Địa lý===
Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%.
 
Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển.
=== Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967-1974) ===
 
Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Nằm ở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình là 2636 m so với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy Alps Dinaric trên bán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese, mở rộng xuống phía nam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean, cuối cùng kết thúc ở đảo Crete. Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp chính là đỉnh của những dãy núi chạy ngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy Lạp có dãy núi Rhodope làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp.
Các đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ đồng thời là những vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp.
===Khí hậu===
Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió.
 
Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ[7]. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải.
 
Thủ đô Athena của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C[8]. phía bắc của thành phố Athena có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải.
=== Hy Lạp ngày nay (từ năm 1975 đến nay) ===
 
 
== =Chính trị ===
Hy Lạp là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ đại diện[5]. Tổng thống là người đứng đầu đất nước và được lựa chọn bởi quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên sau cuộc sửa đổi hiến pháp vào năm 1986, quyền lực của tổng thống dã bị cắt giảm đáng kể và bây giờ hầu như chỉ mang tính nghi thức. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Hy Lạp và có quyền lực chủ yếu trong các công việc của quốc gia.
 
Quốc hội Hy Lạp có tổng cộng 300 ghế. Những cuộc bầu cử quốc hội thường được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống có quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Từ khi Hy Lạp quay trở về tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy Lạp đã trở thành một quốc gia theo chế độ đa đảng. Hai đảng có vai trò quan trọng nhất trên chính trường Hy Lạp là Đảng Dân chủ mới (Νέα Δημοκρατία) và Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp(Πανελλήνιο Σοσιαλιστικό Κίνημα).
===Ẩm thực===
[[File:Baklava.jpg|300px|thumb|right|Baklava]]
Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp. Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch. Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là cà, cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanh và hành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa, đặc biệt là từ họ cam quýt.
 
Các món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế... Thịt cừu và thịt dê khá phổ biến tại Hy Lạp, nhưng thịt bò thì hiếm hơn. Các món cá cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó mát được chế biến khác nhau.
 
Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa... Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài.
 
==Vùng==