Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 37806 của 222.252.107.35 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 18:
 
==Tổng quan==
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam [[châu Á]]. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với [[Trung Quốc]] (1.281 km), [[Lào]] (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.260 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
 
Việt Nam có diện tích 332.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.
===Lịch sử===
Theo truyền thuyết về thời Hồng Bàng, cách đây hơn 4000 năm các tộc người Việt cổ (Bách Việt) đã xây dựng nên nhà nước Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn tại khu vực ngày nay là miền nam sông Dương Tử (Trung Quốc). Tới thế kỷ 7 trước công nguyên (TCN), người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía Nam đã lập nên nhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ 3 trước công nguyên.
 
Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt ở đây bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành của Bà Triệu, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy trước đoàn quân Nam Hán năm 938.
 
Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt Nam đã xây dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam nơi người Chăm, người Khmer sinh sống, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào năm 1757