Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikivoyage:Số điện thoại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Prenn (thảo luận | đóng góp)
Quy định về cách viết số điện thoại
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 21:52, ngày 6 tháng 5 năm 2017

Số điện thoại là cách rất dễ dàng để liên hệ với một địa điểm khi bạn đi du lịch.

Tại Wikivoyage, chúng ta viết số điện thoại theo cách bấm số quốc tế và đồng thời dùng dấu cách để ngăn cách mã quốc gia, mã vùng và số điện thoại.

+<mã quốc gia> <mã vùng> <số điện thoại>

Ví dụ:

Số điện thoại tại Việt Nam có dạng:

+84 234 959 5000

Trong đó "84" là mã quốc gia, "234" là mã vùng và "959 5000" là số điện thoại địa phương, có thể sử dụng khi gọi nội hạt (nghĩa là không cần bấm thêm mã vùng).

  • Số điện thoại thường bắt đầu bằng dấu +mã quốc gia, ngoại trừ những số điện thoại không thể gọi vào được từ số điện thoại quốc tế, trong trường hợp đó nên viết số điện thoại theo kiểu viết số nội hạt. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, 1-1-2 và 9-1-1 là số điện thoại khẩn cấp; tại New Zealand, các số điện thoại miễn cước (ví dụ số 0800 737 000 của Air New Zealand) chỉ có thể nhận cuộc gọi từ trong nước.
  • Khi bắt buộc phải sử dụng mã vùng khi gọi nội hạt, hoặc phải thêm tiền tố vào mã vùng khi gọi nội hạt (như phải thêm số '0'), hãy lưu ý điều này trong phần Liên lạc của bài hướng dẫn.
  • Thông tin về cuộc gọi điện thoại miễn cước, cuộc gọi điện thoại người nhận trả phí và tiền tố tính thêm cước phí cũng nên viết vào phần Liên lạc. Nếu địa điểm sử dụng số điện thoại cước phí cao thì nên cảnh báo ngay tại đề mục địa điểm.
  • Nhóm số có thể gọi nội hạt (số thuê bao) nên tách thành hai phần cách nhau bằng dấu cách.
  • Không sử dụng dấu ngoặc đơn khi viết số điện thoại. Nếu phải bấm đầy đủ các số khi gọi từ nước ngoài, hãy viết toàn bộ và không dùng dấu ngoặc đơn (tức là +1 800 555 0199 chứ không phải +1 (800) 555 0199). Nếu có một số hoặc nhóm số không cần bấm khi gọi từ nước ngoài, bỏ hẳn chúng đi (tức là +44 20 7777 7777 chứ không phải +44 (0) 20 7777 7777).
  • Phong cách viết số của chúng ta không giống ở một số nước khác, trong đó có Hoa Kỳ. Chúng ta không dùng dấu gạch nối trong số điện thoại, thay vào đó sử dụng dấu cách để phân cách số thuê bao với mã vùng, và phân cách giữa số thuê bao. Chúng ta cũng không in nghiêng hoặc dùng dấu ngoặc đơn khi viết số điện thoại.
  • Ở hầu hết các quốc gia, khi gọi đến số điện thoại di động thì cần phải bấm tất cả các số và không thể bấm tắt hoặc bỏ mã vùng khi gọi đến các số này. Ngoại trừ số điện thoại di động, còn có các số điện thoại cố định nhưng nằm ở những vùng địa lý mà người dùng di động phải trả phí khi nhận cuộc gọi (ví dụ như ở Canada/Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trang web sau đây rất hữu ích để xác định một số điện thoại là điện thoại di động hay cố định. Wikipedia tiếng Anh có đầy đủ danh sách kiểu viết số điện thoại theo quốc gia.
  • Bản mẫu {{địa điểm}} có ba trường dành cho số điện thoại (điện thoại, điện thoại miễn cước, fax). Các số điện thoại khác (ví dụ số TTY/TDD cho người khiếm thính) có thể phải viết vào đầu phần "nội dung" nếu như không còn chỗ nào khác.