Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàn Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Dexbot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 113.161.220.120
n Bổ sung nội dung phần "Học" và sửa lỗi chính tả.
Dòng 17:
| timezone=UTC +9
}}
'''Hàn Quốc''', Đại Hàn Dân Quốc, giản xưng là Hàn Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國 (Đại Hàn Dân Quốc)/ Daehan Minguk), còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển [[Nhật Bản]], phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của '''Hàn Quốc''' là [[Seoul]] (서울), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau [[Bangladesh]] và [[Đài Loan]]) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.
 
==Tổng quan==
Dòng 29:
Nhà Cao Ly (918-1392) chấm dứt sự phân chia bán đảo Triều Tiên kéo dài gần 1000 năm sau công cuộc giành vương quyền Hậu Cao Câu Ly và thôn tính Tân La, Hậu Bách Tế. Năm 1392, Cao Ly sụp đổ và được thay thế bởi nhà Triều Tiên (1392–1897) và sau đó là Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) trước khi bị người Nhật thôn tính vào năm 1910.
 
Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt làm hai với ranh giới là vĩ tuyến 38: Miền Bắc - CHDCND [[Triều Tiên]] theo chính thể cộng sản và Miền Nam - Đại Hàn Dân Quốc theo chính thể tư bản. Hai bên đã đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay.
 
Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt cùng với Thế chiến thứ hai. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. [[Liên bang Xô viết]] chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và [[Hoa Kỳ]] chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên.
 
Vào tháng 11 năm 1947, [[Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc]] đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy ban Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc đối với nửa phía nam của bán đảo.
 
Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên.
Dòng 45:
Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ ở miền nam và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa còn Hàn Quốc coi chính phủ của mình là thực thể hợp pháp trên bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất là sự mở rộng chủ quyền quốc gia. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970 quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991 cả hai nước được cả hai phe công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp người dân Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói thập niên 1990 làm chết 2 triệu người thông qua chương trình lương thực Thế giới WEP của Liên hiệp quốc.
 
Park Geun-hye con của Tổng thống Park Chung-hee và là nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn QuốcNămQuốc. Năm 1948, Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở khu vực nam bán đảo Triều Tiên và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Ông giữ cương vị này cho tới năm 1960. Chính phủ kế nhiệm của Trương Miễn (Chang-Myon) bị tướng Phác Chính Hy (Park Chung-hee) lật đổ vào năm 1961. 1963 Phác Chính Hy trở thành tổng thống. Năm 1979 Tổng thống Phác Chính Hy bị ám sát, một chính phủ tạm thời được thành lập, đất nước bị thiết quân luật.
 
Năm 1980 Chun Doo-hwan được một hội đồng bầu cử bầu lên làm tổng thống. Tới năm 1987 hiến pháp được sửa đổi, theo đó nhân dân Hàn Quốc lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Các tổng thống tiếp theo là tướng Roh Tae-woo (1987) và Kim Young-sam (1992). Năm 1997, Tổng thống Kim Dae-jung được trao giải Nobel hoà bình vì những nỗ lực của ông trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Năm 2003 học trò của ông, Roh Moo-hyun kế nhiệm chức Tổng thống Hàn Quốc.
 
Hằng ngày vẫn có công dân biểu tình chính trị trước [[Nhà XanhSauXanh]] sau [[Chiến tranh Triều Tiên]], kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hàn".
Hằng ngày vẫn có công dân biểu tình chính trị trước Nhà XanhSau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hàn".
 
Tái thống nhất (Tongil) với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được kí kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.
Hàng 58 ⟶ 57:
===Chính trị===
 
Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là [[Tổng thống]] do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). [[Thủ tướng]] do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. [[Chính phủ]] có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ tướng cũng như [[bộ trưởng]] phải được sự thông qua của quốc hội.
 
[[Quốc hội Hàn Quốc]] chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.
 
Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là [[Toà án tối cao]]. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.
 
===Kinh tế===
Hàng 68 ⟶ 67:
Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.
 
Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nưmnăm 2010 tăng 6,2% cao hơn so với dự kiến sơ bộ đưa ra trước đó là 6,1%
 
===Con người===
Hàng 74 ⟶ 73:
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.
 
Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại [[Trung Quốc]] và nhiều nước vùng [[Trung Á]]. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang [[Canada]] và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).
 
==Vùng==
Hàng 175 ⟶ 174:
===Bằng ô-tô===
 
===Bằng xe buýt===
 
===Bằng tàu thuyền===
Lưu ý rằng các dịch vụ được liệt kê ở đây có thể thay đổi thường xuyên, và các trang web tiếng Anh có thể không được cập nhật với thông tin mới. Hãy xác minh trước khi đi du lịch.
 
Tàu cánh ngầm con bọ từ Japan: Bến phà Quốc tế Busan là cảng biển lớn nhất trong nước và cung cấp các chuyến phà chủ yếu đến và đi từ Nhật Bản. Có kết nối phà khá thường xuyên từ Busan đến Nhật Bản.Tàu cánh ngầm con bọ phục vụ của JR từ Busan đến Fukuoka quản lý các chuyến đi chỉ dưới ba giờ với tối đa năm kết nối một ngày, nhưng tất cả các liên kết khác là qua đêm phà chậm, chẳng hạn như dịch vụ của Công ty phà Pukwan và đến Shimonoseki từ chi phí từ $ US60 (một chiều). Một phà Busan-Osaka được điều hành bởi Công ty TNHH Panstar.
 
Hàng 201 ⟶ 199:
 
==Thức ăn==
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món [[kim chi]], một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.
 
[[Bulgogi]] (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.
 
Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là [[kimbab]], gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.
 
Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.
Hàng 212 ⟶ 210:
 
==Đồ uống==
*[[Rượu soju]]: là loại rượu nổi tiếng nhất của Triều Tiên.
*Rượu Majuang: là loại rượu vang thông dụng nhất của Triều Tiên. Loại rượu này làm từ nho Hàn Quốc với rượu Pháp hoặc rượu Mỹ. Hiện có trên 100 loại rượu vang và rượu khác nhau ở Triều Tiên.
*Bia: Bia bán chạy tại Triều Tiên là các loại bia nhẹ như của Đức, tương tự như các loại bia ở châu Âu và châu Á. Các nhãn hiệu phổ biến bao gồm: Cass, Hite (các dòng sản phẩm: Hite, Hite Prime, Hite Prime Max), Cafri, Oriental Brewery (bia nhẹ và bia khô có thành phần là gạo), Taedonggang (một nhãn hiệu bia của Bắc Triều Tiên, được bán ở dạng chai tại một số tiệm bia ở Nam Triều Tiên).
Hàng 231 ⟶ 229:
 
==Học==
Chế độ giáo dục của Hàn Quốc hình thành theo dạng: 6-3-3-4. Trong đó giáo dục bắt buộc là 9 năm, tiểu học là 6 năm và trung học cơ sở là 3 năm. Học kì 1 được bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, học kì 2 từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có hai kì nghỉ là nghỉ hè( thánh 7 đến tháng 8) và nghỉ đông( tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
 
Đào tạo Đại học ở Hàn Quốc được chia thành: Đại học( 4 năm), Đại học chuyên ngành( 2 năm) và Đại học trực tuyến. Số năm học bao gồm: 5 năm hoặc 6 năm( đối với các ngành y, đông y, nha khoa).
 
Các bậc học vị thường gồm ba môn chuyên ngành như: văn học, luật, tôn giáo học, chính trị học, kinh tế học, kinh danh, hành chính, giáo dục, thư viện, khoa học-tự nhiên, công nghệ, nha khoa, dược học, địa lí, thú y, thủy sản, mĩ thuật, âm nhạc... Các trường đại học thường tổng hợp các môn.
 
==Làm==