Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đà Nẵng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 39:
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40<sup>o</sup>), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông).Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn.
 
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía tây và cụm An Vĩnh ở phía đông. Cụm Lưỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây. Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng [[Thái Bình Dương]], vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ [[Trái Đất]]. Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình rạn san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m.
 
==Đến==