Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiang Mai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers! (thảo luận | đóng góp)
n
Dòng 34:
===Trong thành phố===
 
Lịch sử thành phố khởi sự từ Wat Chiang Mai (Chiang mai mở cửa hằng ngày đón du khách tham quan; vào cửa có vé), được người Chieng Mai xem là “nền tảng của Thành phố”. Đây là ngôi chùa được Hoàng đế Mangrai xây dựng, khi [[Đức]] vua trú ngụ tại đây suốt thời kỳ kiến thiết thành phố vào năm 1296. Tọa lạc trên một phần đất phía Đông Bắc của thành phố cổ xưa, đó là đền thờ xưa nhất của Chiang Mai trong số hơn 300 đền thờ. Có hai pho tượng của [[Đức]] Phật xa xưa được tôn kính lưu giữ nơi Tu Viện của vị sư Trưởng tu viện, du khách có thể chiêm ngưỡng, sùng bái khi có yêu cầu. Một pho tượng của [[Đức]] Phật làm bằng pha lê cao 10 cm do Hoàng đế Mangrai lấy từ Chieng Mai thời Lamphun, mệnh danh là Phra Sae Tang Taman. Người ta nói, ngôi đền thờ này đã hiện diện nơi đây ngót 600 năm.
 
Bức tượng thứ hai, bằng đá chạm nổi ở chân tượng của [[Đức]] Phật, có tên gọi Phra Sila, được tín đồ tin tưởng xuất xứ từ [[Ấn Độ]] vào thế kỷ thứ tám sau Công Nguyên. Cư dân nói, hai bức tượng này có năng lực đem mưa đến bảo vệ thành phố khi có hỏa hoạn. Còn có cấu trúc quan trọng khác trong đền thờ Chiang Mai là Wat Chang Lom. Chiếm cứ một trong bốn đường phố chủ yếu là Wat Phra Singh, được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, mái hình vuông được trụ trên những hàng voi xây bằng vữa hồ (mở cửa hằng ngày) đây là chùa đồ sộ nhất của Chiang Mai, kiến thiết vào năm 1345, những bức tượng dày của đền thờ, có những cánh cửa đóng ra ngoài. Wat Chedi Luang (mở cửa hằng ngày), xây dựng vào năm 1401 từ phía Đông của Wat Phra Singh. Sau 150 năm có trận động đất dự dội, làm rung động ngôi chùa có chiều cao 90 mét, ngôi chùa chỉ còn cao 42 mét. Từ đó, ngôi chùa không bao giờ được tái thiết, mặc dù có nhiều sự cố gắng tu sửa. Nhưng ngay trong những tàn tích đổ nát, đền kỷ niệm đồ sộ vẫn gây ấn tượng đẹp cho du kháchtham quan. Viên Ngọc Lục Bảo của [[Đức]] Phật đã được cất giữ nơi này trong suốt 84 năm ròng rã, trước khi chuyển đến thủ đô của nước [[Lào]]. Kề sát lối đi vào đền thờ, có cây bạch đàn đứng cao chót vót, người nào có tuổi thọ cao được bọc vào cây, tiêu biểu nét cao thượng của thành phố. Tọa lạc về phía Bắc của bức tường thành bao quanh thành phố, đó là Wat Chet Yok (mở cửa hằng ngày đón du khách), được Hoàng đế Trailokaraja thiết dựng, hoàn thành vào năm 1455. Như tên gọi gợi ý “bảy chóp nhọn”, đó là mô hình chùaMahabodhi tại Bodhgaya của Ấn Đo. Tại đây, [[Đức]] Phật đã đạt được điều mong muốn, trong lúc Ngài phải dùng thời gian bảy tuần lễ, lưu lại trong các khu vườn này. Các thiên thần làm bằng vữa hồ có nét đẹp tuyệt vời, đem trang trì trên những bức tường của đền thờ xứng hợp những khuôn mặt hào hoa của gia đình Trailokraija. Quân Miến Điện đã tàn phá một cách nghiêm trọng đền thờ này suốt thời kỳ xâm lăng của họ vào năm 1566.