Khác biệt giữa bản sửa đổi của “California”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lổi
n →‎Tổng quan: clean up, replaced: Việt Nam → Việt Nam
Dòng 2:
'''California''' là một tiểu bang ở phía tây [[Hoa Kỳ|Hoa Kỳ]]. Thủ phủ bang là [[Sacramento|Sacramento]]. Thành phố lớn nhất bang là [[Los Angeles|Los Angeles]]. còn được người Việt gọi vắn tắt là '''Ca Li''', là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 36 triệu người và diện tích 410.000 kilômét vuông (158.402 dặm vuông), California là tiểu bang Mỹ đông dân nhất và lớn thứ ba theo diện tích.
== Tổng quan ==
California kề cận với [[Thái Bình Dương|Thái Bình Dương]], [[Oregon|Oregon]], [[Nevada|Nevada]], [[Arizona|Arizona]], và tiểu bang [[Baja California|Baja California]] của [[Mexico|Mexico]]. Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411.000 km² (≈160.000 dặm vuông), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như [[Việt Nam|Việt Nam]]. Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là [[Los Angeles|Los Angeles]], [[San Francisco|San Francisco]], [[San Jose|San Jose]], [[Long Beach|Long Beach]], [[Oakland|Oakland]], [[Santa Ana|Santa Ana]]/Quận Cam, và [[San Diego|San Diego]]. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, [[Sacramento|Sacramento]], là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
 
Địa lý California phong phú, phức tạp và đa dạng. Giữa tiểu bang có [[thung lũng Trung tâm|thung lũng Trung tâm]], một thung lũng lớn, màu mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây, dãy núi đá granit Sierra Nevada ở phía đông, dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc, và dãy núi Tehachapi ở miền nam. Các sông, đập nước, và kênh chảy từ các núi để tưới thung lũng Trung tâm. Nguồn nước của phần lớn tiểu bang do Dự án Nước Tiểu bang cung cấp. Dự án Thung lũng Trung tâm hỗ trợ hệ thống nước của một số thành phố, nhưng chủ yếu cung cấp cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Nhờ nạo vét, vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành phố nội địa (nhất là [[Stockton|Stockton]]) được trở thành hải cảng. Trung lũng Trung tâm nóng nực và màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của California và trồng một phần lớn cây lương thực của Mỹ. Tuy nhiên, việc trồng trọt bị tàn phá bởi nhiệt độ thấp gần điểm đông trong mùa đông. Phía nam của thung lũng, một phần là sa mạc, được gọi là thung lũng San Joaquin, do nước chảy xuống [[sông San Joaquin|sông San Joaquin]], còn phía bắc được gọi là thung lũng Sacramento, do nước chảy xuống sông Sacramento. Châu thổ vịnh Sacramento – San Joaquin vừa là cửa sông quan trọng hỗ trợ hệ sinh thái nước mặn và vừa là nguồn nước chủ yếu của phần lớn dân cư tiểu bang.