Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Zambia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n 19 phiên bản: Importing from Incubator
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
sửa liên kết trong sau khi import, using AWB
Dòng 3:
| flag=Flag of Zambia.svg
| location=LocationZambia.svg
| Thủ đô=[[Lusaka|Lusaka]]
| government=Cộng hoà
| currency=Zambian kwacha (ZMK)
Dòng 15:
| timezone=CAT (GMT +2 giờ)
}}
'''Zambia''' là một Quốc gia Cộng Hòa nằm ở miền Nam [[Châu Phi|Châu Phi]].
==Tổng quan==
Các nước láng giềng của Zambia bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía Bắc, [[Tanzania|Tanzania]] ở Đông Bắc, [[Malawi|Malawi]] ở phía Đông, [[Mozambique|Mozambique]], Zimbabwe, Botswana, Namibia ở phía Nam và [[Angola|Angola]] ở phía Tây. Thủ đô của Zambia là Lusaka, một thành phố nằm ở Đông Nam đất nước. Hầu hết dân số Zambia đều tập trung ở Lusaka và Vành Đồng ở Đông Bắc.
===Lịch sử===
Phần lãnh thổ tạo thành Zambia ngày nay là vùng định cư của người Pygmy và người Bantu, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng cho đến khi người [[Châu Âu|Châu Âu]] đặt chân đến đây.
Từ thế kỷ 15, người Balunda thành lập quốc gia Lunda hùng mạnh bao gồm lãnh thổ [[Angola|Angola]], Congo, Zambia và một phần Cộng hoà Dân chủ Congo ngày nay. Cuối thế kỷ 18, quốc gia Lunda bị suy yếu do sự thâm nhập các thương gia buôn bán nô lệ, quyền lực của quốc vương Lunda giảm sút nên một loạt các vương quốc nhỏ đã hình thành. Khoảng năm 1835, người Sotho lập một vương quốc riêng. Sau các cuộc thám hiểm của David Livingstone (1853-1873) và việc khám phá ra các mỏ vàng ở đây. Đến năm 1889, Cecil Rhodes, nhà triệu phú người Anh được Hoàng gia Anh trao quyền buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabwe, [[Malawi|Malawi]] ngày nay. Đầu thế kỷ 20, Cecil Rhodes ký một hiệp ước với quốc vương người Sotho và lập thuộc riêng với tên là Rhodesia Bắc. Năm 1924, Vương quốc Anh kiểm soát vùng Rhodesia Bắc (Zambia), Rhodesia Nam (Zimbabwe) và Nyasaland ([[Malawi|Malawi]]) giao cho toàn quyền Anh cai trị.
Năm 1937 tại các khu mỏ có gần 4 vạn lao động người Phi làm việc, công nhân đã thành lập công đoàn và đây là tổ chức tiền thân của Đại hội dân tộc Phi Rhodesia Bắc (NRANC). Năm 1952, nhà giáo Kenneth Kaunda trở thành Tổng thư ký NRANC. Năm 1953, do bất đồng nội bộ, ông Kenneth Kaunda tách ra lập Đại hội dân tộc Phi Zambia (ANCZ) chủ trương đấu tranh giành độc lập. Cũng trong năm 1953, Anh thành 1ập Liên bang Trung Phi gồm Bắc, Nam Rhodesia và vùng Nyassaland. Năm 1959, Đại hội dân tộc Phi (ANCZ) bị cấm hoạt động và ông Kenneth Kaunda bị vào tù. Năm 1960, ông Kenneth Kaunda được trả tự do và đã phối hợp với những người cộng sự thành lập Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) do ông làm Chủ tịch. Năm 1963, chính phủ Anh buộc phải chấp nhận yêu sách của các phong trào độc lập dân tộc, giải tán Liên bang Trung Phi (gồm Rhodesia Bắc, Rhodesia Nam và Nyasaland).
Tháng 10 năm 1964, Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông Kenneth Kaunda lên làm Tổng thống, tuyên bố Rhodesia Bắc độc lập, lấy tên là nước Cộng hoà Zambia ngày 24 tháng 10 năm 1964. Từ năm 1972, Kaunda thiết lập thể chế độc đảng. Làn sóng phản đối chế độ ngày càng gia tăng buộc Tổng thống Kenneth Kaunda chấp nhận thể chế đa đảng từ năm 1990.
Năm 1991, cựu Chủ tịch Liên hiệp các nghiệp đoàn Zambia, Frederick Chiluba đắc cử Tổng thống. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, Chiluba đã ban hành chính sách khắc khổ.
Điều này đã gây nên nhiều cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, Chiluba vẫn tái đắc cử năm 1996. Trục đường sắt nối liền Lusaka với Dar es-Salaam ([[Tanzania|Tanzania]]) được Trung Quốc giúp đỡ và hoàn thành năm 1975. Trục lộ này giúp cho việc lưu thông từ Zambia ra vùng [[Ấn Độ|Ấn Độ]] Dương mà không phải băng ngang qua Zimbabwe.
Tháng 1 năm 2002, tại Zambia đã tiến hành bầu cử Quốc hội và Tổng thống với 11 ứng cử viên vào chức vụ Tổng thống. Ông Levy Mwanawasa, ứng cử viên của Phong trào dân chủ đa đảng MMD-Đảng cầm quyền - trở thành Tổng thống kế nhiệm ông F. Chiluba. Do cái chết bất ngờ của ông Mwanawasa, Zambia đã tiến hành bầu cử sớm vào tháng 10 năm 2008 và ông Banda đã trúng cử với hơn 40% số phiếu bầu. Tình hình Zambia hiện nay nói chung ổn định.
 
Dòng 168:
{{Outline}}
 
[[CategoryThể loại:!Main category]]