Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình Thuận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách [[Thành phố Hồ Chí Minh|Tp. Hồ Chí Minh]] khoảng 200 km về phía nam, cách thành phố [[Nha Trang|Nha Trang]] khoảng 250 km, cách thủ đô [[Hà Nội|Hà Nội]] khoảng 1.518 km về phía bắc. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc [[Ninh Thuận|Ninh Thuận]] đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh [[Bà Rịa – Vũng Tàu|Bà Rịa – Vũng Tàu]].
===Lịch sử===
*Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.
*Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Panduranga (Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
*Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn.
*Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
*Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
*Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
*Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
*Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
*Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
*Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
*Năm 1955 -1975:chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chia Bình Thuận làm 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
*Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải.
*Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.
 
===Cảnh quan===