Đảo Staten (quận Richmond của tiểu bang New York: dân số 481.613) là một quận thuộc Thành phố New York, là khu ngoại ô lớn nhất trong năm quận. Đảo Staten được nối liền với Brooklyn bằng cầu Verrazano-Narrows và với Manhattan bằng phà Đảo Staten miễn phí. Phà Đảo Staten là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất tại Thành phố New York vì ngồi dưới phà sẽ nhìn thấy được Tượng Nữ thần Tự do, đảo Ellis, và Hạ Manhattan dễ dàng. Khu Greenbelt (vành đai xanh) rộng 25 km² nằm trong trung tâm Đảo Staten có khoảng 56,3 km đường mòn dành cho đi dạo. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh của thành phố. Được ấn định vào năm 1984 để bảo vệ đất thiên nhiên của đảo, Greenbelt có bảy công viên thành phố. Đường lát gỗ FDR (FDR Boardwalk) nằm dọc theo bờ phía nam, dài 4 km, là đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới.

Tổng quan

sửa

Đảo Staten nằm trong phần phía tây nam của thành phố. Ngăn cách Đảo Staten với tiểu bang New Jersey là hai eo biển Arthur Kill và Kill Van Kull; về hướng đông thì Vịnh New York ngăn cách đảo với phần còn lại của New York. Với dân số 487.407 người, Đảo Staten là quận ít người nhất trong số năm quận nhưng là quận lớn thứ ba tính theo diện tích (153 km2).

Quận Đảo Staten cùng có chung địa giới với Quận Richmond, quận cực nam của tiểu bang New York. Trước năm 1975, quận này có tên chính thức là Quận Richmond. Đảo Staten đôi khi được cư dân gọi là "quận bị lãng quên" vì họ có cảm giác rằng chính quyền Thành phố New York đã thờ ơ với quận này.

Đảo Staten về tổng quan là quận ngoại thành nhất trong năm quận của Thành phố New York. Bờ biển phía bắc, đặc biệt là các khu dân cư St. George, Tompkinsville, Park Hill, và Stapleton, là khu vực đô thị lớn nhất của đảo. Đây gồm có khu lịch sử được ấn định chính thức là Khu St. George và Khu lịch sử St. Paul’s Avenue-Stapleton Heights. Ở đây có nhiều nhà cửa lớn cất theo kiểu kiến trúc thời Victoria. Bờ biển phía nam có các khu dân cư có vẻ ngoại ô hơn và là nơi có một con đường lát gỗ dài 2,5 dặm Anh. Đây là con đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới. Trong lịch sử, các khu vực trung và miền nam của đảo trước đây là nơi chuyên nuôi gia cầm và và bò cung cấp sữa cho thành phố. Tuy nhiên ngành nông nghiệp ở đây gần như đã biến mất sang thế kỷ 20.

Quận được nối với Brooklyn bằng Cầu Verrazano-Narrows còn ba cây cầu Goethals, Outerbridge Crossing, và Bayonne nối đảo với các thị trấn bên New Jersey. Giao thông công cộng trên đảo Staten có xe buýt và một tuyến đường sắt tốc hành của Cơ quan Giao thông Vùng đô thị New York (Metropolitan Transportation Authority), Đường sắt Đảo Staten khởi hành từ bến phà ở Đường George đến Tottenville. Phà Đảo Staten (miễn phí) nối liền đảo với Manhattan, ngoài chức năng phương tiện giao thông còn là điểm thu hút du khách vì tuyến phà băng qua vịnh cho khách nhìn thấy quang cảnh của Tượng Nữ thần Tự do, Đảo Ellis và mũi cực nam của Manhattan chi chít những cao ốc chọc trời.

Đến

sửa

Uống

sửa

Ngủ

sửa

Liên lạc

sửa

Tạo thể loại

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!